Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Quảng Ngãi: Tạo niềm tin để phát triển bảo hiểm y tế học đường

PV - 15:18, 16/11/2018

 Bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) có vai trò quan trọng trong phát triển y tế trường học, chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ. Để thực hiện mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, ngành BHXH tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều giải pháp tuyên truyền để phát triển đối tượng tham gia BHYT học sinh, sinh viên.

Ông Tiêu Sinh, Phó Giám đốc Phụ trách BHXH tỉnh Quảng Ngãi cho biết: để đạt hiệu quả trong việc thực hiện BHYT HSSV, BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở GD&ĐT ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện; chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố, các phòng GD&ĐT tranh thủ sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để ban hành văn bản chỉ đạo công tác này; đồng thời phối hợp với các trường thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV tại trường, cũng như phối hợp với ngành Y tế đảm bảo kịp thời quyền lợi của HSSV khi bị ốm đau phải nằm viện.

y tế trường học Các em học sinh được khám bệnh định kỳ bằng thẻ BHYT.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh Quảng Ngãi còn trực tiếp tuyên truyền tại các trường học, như phát tờ gấp BHYT HSSV, treo băng rôn, tuyên truyền thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm học. Đặc biệt, thông qua cuộc thi ‘‘Tìm hiểu BHYT HSSV qua mạng Internet”... đã góp phần lan tỏa chính sách BHYT HSSV đến với các trường học, các bậc phụ huynh và các em.

BHXH Quảng Ngãi cũng chủ động chuyển nguồn tài chính để các trường thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các em ngay tại trường. Trong năm học 2017-2018, BHXH Quảng Ngãi đã chuyển đến các trường 5,62 tỷ đồng, tạo điều kiện cho y tế học đường có những bước phát triển mới, hệ thống y tế trường học hoạt động ổn định, trang thiết bị y tế trường học được bổ sung, nâng cấp. Chi trả gần 23 tỷ đồng, đảm bảo quyền lợi cho gần 98 nghìn lượt HSSV khám chữa bệnh.

Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, công tác BHYT HSSV trên địa bàn Quảng Ngãi đã đi vào nền nếp đạt hiệu quả, số trường học và HSSV tham gia BHYT năm sau luôn cao hơn năm trước. Điển hình như Trường THCS Phổ Thạnh (Đức Phổ) nhiều năm liền có tỷ lệ HS tham gia BHYT cao, năm học 2017-2018, trường có 1.353 HS và 100% tham gia BHYT.

Thầy Võ Tấn Khả, Phó Hiệu trưởng cho biết: Công tác BHYT HS luôn được nhà trường xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục toàn diện. Nhà trường luôn làm tốt công tác vận động tuyên truyền, nhấn mạnh giá trị thiết thực của việc tham gia BHYT, trước hết là vì quyền lợi của chính bản thân học sinh khi không may ốm đau, bệnh tật.

Năm học 2017-2018, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 100% trường học với trên 210 nghìn HSSV tham gia BHYT, đạt 95% so với số HSSV toàn tỉnh. Năm học 2018-2019, BHXH Quảng Ngãi đề ra mục tiêu đạt 100% HSSV trên địa bàn tham gia BHYT.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, ông Tiêu Sinh, Phó Giám đốc Phụ trách BHXH tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh, ngành BHXH tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền với các hình thức phù hợp, để vận động phụ huynh, HSSV tham gia BHYT; chủ động tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền, chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách BHYT HSSV. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các ban, ngành liên quan của tỉnh, đặc biệt là ngành GD&ĐT để triển khai chính sách BHYT đến các trường học. Đề xuất ngành Giáo dục giao chỉ tiêu tham gia BHYT cho từng trường và coi đây là tiêu chí đánh giá thi đua; chủ động phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức tốt công tác khám, chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho HSSV có BHYT khi ốm đau, tai nạn; phối hợp chặt chẽ với các trường tổ chức tốt công tác y tế trường học, quan tâm tới công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và các hoạt động giáo dục thể chất, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe HSSV trong tình hình mới.

HIẾU THANH

Tin cùng chuyên mục
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.