Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo khoa học Văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi

T.Nhân - H.Trường - 21:25, 16/08/2024

Ngày 16/8, UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ngãi và Nam Trung Bộ trong tình hình mới.

Ông Trần Hoàng Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phát biểu tại hội thảo.
Ông Trần Hoàng Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phát biểu tại Hội thảo

Dự Hội thảo có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn; Gs.Ts. Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và hơn 100 nhà nghiên cứu văn hóa trên cả nước.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Hoàng Tuấn chia sẻ: Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa, là nơi phát hiện Văn hóa Sa Huỳnh - 1 trong 3 nền văn hóa tiêu biểu trong tiến trình lịch sử của Việt Nam đã được thế giới công nhận; là nơi hội tụ, cộng cư của đồng bào các DTTS Hrê, Co, Ca Dong.

Nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Một số loại hình đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: Cồng chiêng dân tộc Co (Trà Bồng); nghề dệt thổ cẩm Làng Teng, nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê (Ba Tơ).

Trong quá trình hội nhập và phát triển, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của cộng đồng các DTTS gặp nhiều thách thức. Tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian... của đồng bào DTTS có nguy cơ mai một, thất truyền. Đời sống vật chất, mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần chưa đồng đều giữa các vùng miền, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xây dựng và phát triển đất nước.

GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phát biểu tham luận.
Gs.Ts. Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phát biểu tham luận

“Qua Hội thảo lần này, Quảng Ngãi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng, các giải pháp để văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi trong tỉnh và khu vực Nam Trung Bộ được bảo tồn và phát triển, trường tồn với lịch sử văn hóa, hòa chung vào dòng chảy văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam, góp phần vào công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn bày tỏ.

 Gs.Ts. Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam lưu ý, bên cạnh giữ gìn, lưu giữ đối với những người nghiên cứu, việc sưu tầm các giá trị truyền thống trong đồng bào DTTS đóng vai trò quan trọng.

Đây là cách để các vùng đồng  bào DTTS và miền núi nuôi dưỡng, vun trồng, làm phong phú đời sống tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa. Đồng thời, giáo dục các thế hệ gìn giữ truyền thống trong vườn hoa nhiều hương sắc của văn hóa Việt Nam.

Văn hóa cồng chiêng ở Quảng Ngãi.
Văn hóa cồng chiêng ở Quảng Ngãi

Các địa phương cần có những giải pháp đồng bộ trong việc nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc để tạo sức hút mạnh mẽ với du khách, trở thành sản phẩm du lịch thế mạnh của mỗi địa phương.

Ông Nguyễn Văn Học, Chi hội Văn nghệ dân gian (Hội Văn học nghệ thuật Bình Định) cho biết, Sở Văn hóa - Thông tin, Ban Dân tộc, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định đã khôi phục, tôn tạo xây dựng 74 nhà rông Ba Na, 34 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại các vùng đồng bào DTTS miền núi… Trong đó, hoàn thành công trình sưu tầm, nghiên cứu “Sinh hoạt âm nhạc dân gian người Hrê ở xã An Trung, huyện An Lão”.

Hội thảo có hơn 50 tham luận của các nhà nghiên cứu văn hóa trong cả nước, tập trung các nhóm vấn đề: Bảo tồn di sản văn hóa, văn học dân gian, tín ngưỡng, lễ hội dân gian, âm nhạc, du lịch, ẩm thực… Qua đó, chỉ ra vốn di sản văn hóa, văn nghệ dân gian khá đa dạng, phong phú và đặc sắc.

Các nhà nghiên cứu văn hóa ở Quảng Ngãi cũng đã có những tham luận về hướng bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh; bảo tồn và phát huy nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê; truyện dân gian Co ở Quảng Ngãi từ góc nhìn địa văn hóa. Mối tương quan văn hóa của người Sa Huỳnh cổ và dân tộc Hrê ở Quảng Ngãi; phác đồ giao thương xuôi - ngược ở Quảng Ngãi và những bài học. Ngoài ra, còn có tham luận về các tín ngưỡng, lễ hội dân gian các dân tộc miền núi Quảng Ngãi như: Lễ cúng cầu mưa, Lễ ăn trâu…

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.