Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Gần 1.000 nghệ nhân, diễn viên tham gia Hội thi Diễn xướng văn hóa các dân tộc tại Quảng Ngãi

T.Nhân - H.Trường - 07:05, 01/08/2024

Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ngãi, bắt đầu từ ngày 1 - 4/8, với sự tham gia của gần 1.000 nghệ nhân, diễn viên, nghệ sĩ đến từ 25 tỉnh, thành.

Theo đó, các tỉnh, thành tham gia Hội thi diễn xướng văn hóa các dân tộc lần này gồm: An Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Phước, Đắk Lắk, Điện Biên, Đồng Tháp, Gia Lai, Hải Dương, Hòa Bình, Khánh Hòa, Lai Châu, Lâm Đồng, Nam Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang và TP. Hồ Chí Minh.

 Nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào DTTS ở Quảng Ngãi được bảo tồn, phát huy.
Nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào DTTS ở Quảng Ngãi được bảo tồn, phát huy

Lễ khai mạc diễn ra vào tối 1/8, tại Quảng trường đường Phạm Văn Đồng, Tp. Quảng Ngãi. Tại Lễ khai mạc sẽ có chuỗi hoạt động như: Tham gia rước Gubla - Biểu tượng vật thiêng của dân tộc Co, kết hợp hòa tấu chiêng 3, trống cùng đội hình nghệ nhân; khai mạc Hội thi diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc kết hợp với trình diễn trang phục truyền thống.

Từ ngày 2 - 3/8, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Quảng Ngãi sẽ diễn ra Hội thi ẩm thực và trình diễn nghi lễ truyền thống; thi diễn dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc truyền thống và trình diễn trang phục truyền thống.

Trong đó, các nghệ nhân sẽ trình diễn các làn điệu dân ca truyền thống đặc trưng của các đồng bào dân tộc, vùng miền; trình diễn, giới thiệu các trích đoạn lễ hội, nghi thức văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc.

Phần thi ẩm thực được trình bày theo hình thức mỗi đội sẽ chế biến một món đặc trưng của đồng bào mình, kèm thuyết minh cho ẩm thực đó. Lễ bế mạc sẽ diễn ra vào tối 4/8, với chương trình văn nghệ đặc sắc.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, Hội thi là dịp để các nghệ nhân, nghệ sĩ hội tụ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, sưu tầm, phát hiện, tìm tòi, sáng tạo trong lao động nghệ thuật, góp phần giữ gìn và tôn vinh các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.

Qua đó, khẳng định niềm tin của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh văn hóa, con người Quảng Ngãi tới Nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.