Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Quảng Ninh: Sẵn sàng cho kỳ thi THCS và THPT Quốc gia 2023 - 2024

Mỹ Dung - 16:20, 31/05/2023

Ngày mai (1/6), trên 15.000 thí sinh tại Quảng Ninh sẽ chính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024. Mọi công tác chuẩn bị, đặc biệt là việc cung cấp điện cho kỳ thi trong mùa nắng nóng đến thời điểm hiện tại đã cơ bản được bảo đảm.

Mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được chuẩn bị chu đáo
Mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được chuẩn bị chu đáo

Năm nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 30/36 trường THPT công lập tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 với 15.403 thí sinh đăng ký dự thi. Tỉnh bố trí 32 Hội đồng coi thi (tăng 2 Hội đồng coi thi so với năm 2022), với 653 phòng thi chính thức và 42 phòng thi dự phòng; gần 2.200 cán bộ, giáo viên, nhân viên và lực lượng phối hợp tham gia làm nhiệm vụ tại 32 Hội đồng coi thi bảo đảm đúng, đủ cơ cấu, thành phần và số lượng theo quy định...

Nét mới trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Quảng Ninh năm nay là không tổ chức vòng sơ tuyển vào Trường THPT Chuyên Hạ Long. Thời gian thi môn chuyên Hóa tăng lên 150 thay vì 120 phút so với trước đây. Đặc biệt, số lượng lớp không chuyên giảm chỉ còn 2 lớp và chấm dứt không tuyển sinh từ năm học sau; Trường THPT Chuyên Hạ Long cũng tăng thêm 1 lớp chuyên Anh do số lượng thí sinh đăng ký và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp chuyên Anh luôn đạt cao nhất.

Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho 2 ngày thi vào 10 THPT tại Quảng Ninh đã sẵn sàng. Ông Phạm Đình Chấn, Phó Giám đốc Công ty điện lực Quảng Ninh cho biết: "Với việc cấp điện cho kỳ thi vào 10 hay THPT Quốc gia sắp tới, chúng tôi coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và luôn đáp ứng. Trước đây, ngay cả khi gặp khó khăn về nguồn nhưng chúng tôi vẫn cung cấp đầy đủ và hiện nay đã có phương án và kế hoạch cụ thể bảo đảm cho kỳ thi này”.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.