Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Văn bản chính sách mới

Rà soát, quản lý hoạt động xét thưởng, vinh danh thương hiệu

Cát Tường (t/h) - 17:26, 27/01/2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan rà soát thực trạng và có giải pháp quản lý nhà nước đối với các hoạt động xét thưởng, vinh danh có liên quan đến thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, đảm bảo các tổ chức liên quan thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền quy định.


Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Đó là nội dung tại văn bản số 630/VPCP-KTTH về việc thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021.

Cũng tại văn bản này, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 1 Điều 12 Quyết định 30/2019/QĐ-TTg ngày 08/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam; đồng thời nghiên cứu kiến nghị của Bộ Công Thương về việc bố trí kinh phí cho các hoạt động của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam để xem xét, xử lý theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ nội dung vượt thẩm quyền.

Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tích cực triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 08/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030.

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của Thương hiệu sản phẩm với các mục tiêu cụ thể: Trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới; 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư…

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

Tin cùng chuyên mục
Nghị định số 91/2024/NĐ-CP: Tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nghị định số 91/2024/NĐ-CP: Tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Ngày 18/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Trong đó, vớí những quy định mới về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), Nghị định số 91/2024/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ khai thác thêm những giá trị mới của rừng.