Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Rừng Đăk Nông vẫn chưa “cầm” được máu

PV - 14:12, 21/12/2018

Tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng ở Đăk Nông vẫn đang diễn ra phức tạp. Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, thực hiện chuyên án đấu tranh, xử lý các vi phạm về quản lý đất rừng, bảo vệ rừng, lực lượng công an tỉnh Đăk Nông đã phát hiện, bắt xử lý 431 vụ, với 522 đối tượng vi phạm lâm luật. Gần 230ha rừng bị hủy hoại và hơn 1.000m³ gỗ các loại bị khai thác, mua bán.

Nhiều cánh rừng ở Đăk Nông bị chặt hạ không thương tiếc. Nhiều cánh rừng ở Đăk Nông bị chặt hạ không thương tiếc.

Tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Đăk Nông khóa 3, ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông cho rằng, nguyên nhân mất rừng là do nhiều doanh nghiệp sau khi được giao rừng làm ăn không hiệu quả, để cho người dân, các đối tượng lâm tặc đến phá rừng, xâm lấn đất rừng. Đau lòng nhất là, vụ tranh chấp đất gây nổ súng làm 3 người chết xảy ra tại Công ty TNHH thương mại và đầu tư Long Sơn.

“Nhân dân mình cố tình vi phạm pháp luật rất nhiều. Dân Bình Phước không có hộ tịch, hộ khẩu, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua xâm canh, xâm cư, xâm chiếm trái pháp luật đất rừng các doanh nghiệp. Chúng tôi mong muốn và đề nghị, bà con nhân dân không được lấn chiếm đất rừng trái pháp luật, khiếu kiện vượt cấp kéo dài. Các cơ quan Nhà nước đã xử lý kỷ luật rất nghiêm từ trong lực lượng kiểm lâm, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng, đến các đồng chí quản lý chính quyền địa phương, đến các cấp lãnh đạo mà cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai cũng bị kỷ luật. Năm 2017, kỷ luật hơn 150 người, năm 2018 theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kỷ luật 210 người”, ông Bốn nhấn mạnh.

Trước thực trạng phá rừng ngày càng nhức nhối, nạn “chảy máu” rừng vẫn chưa được xử lý triệt để, ông Lê Diễn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đăk Nông đề nghị, các lực lượng chức năng của tỉnh tiếp tục vào cuộc điều tra, xử lý các băng, nhóm bảo kê chiếm đất rừng, phá rừng. Cùng với đó, các ngành, các cấp cần phải tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật để người dân nâng cao ý thức trong quản lý, bảo vệ rừng.

“Nhiều nguyên nhân dẫn đến phá rừng, một phần thì lâm tặc, tội phạm phá rừng. Một phần người dân di dân tự do cần đất đai sinh sống. Phần khác là, các thành phần tử cơ hội lợi dụng trục lợi từ rừng như, buôn bán trái phép, sang nhượng trái phép. Chúng ta giải quyết tốt vấn đề rừng, có nghĩa là giải quyết tốt vấn đề đất đai. Tôi mong muốn, đại biểu HĐND cần phải tăng cường vai trò giám sát. Các cơ sở chính quyền tăng cường trách nhiệm quản lý tốt hơn, để chúng ta phục hồi lại rừng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ”, ông Lê Diễn nói.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.