Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Sắc màu thổ cẩm trên vùng đất Lâm Bình

Tuấn Anh -Thúy Hồng - 08:28, 09/06/2022

Ở huyện vùng cao Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) từ bao đời nay, những người phụ nữ các dân tộc Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn… vẫn luôn miệt mài bên khung cửi để giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Từ đôi bàn tay khéo léo, các chị đã dệt nên những tấm thổ cẩm vô cùng đặc sắc.

Đồng bào các DTTS ở Lâm Bình luôn có ý thức giữ gìn trang phục thổ cẩm truyền thống
Đồng bào các DTTS ở Lâm Bình luôn có ý thức giữ gìn trang phục thổ cẩm truyền thống

Sản phẩm thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc dệt ra để làm váy, áo, làm chăn gối và một số vật dụng trong sinh hoạt gia đình. Hiện nay, đồng bào còn làm thêm các đồ lưu niệm như chăn, mũ, khăn quàng, túi… phục vụ du lịch, tăng thêm cho nhập cho gia đình.

Ở Lâm Bình, theo phong tục của một số dân tộc, trước khi đi lấy chồng, cô dâu phải tự tay thêu dệt được những tấm thổ cẩm để làm quà cưới biếu cha mẹ, người thân bên nhà chồng. 

Trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS chủ yếu được dệt bằng hình thức thủ công
Trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS chủ yếu được dệt bằng hình thức thủ công

Nghệ nhân Phùng Thị Tâm, dân tộc Dao, ở thôn Noong Cuồng, xã Phúc Sơn, Lâm Bình chia sẻ: Đối với thổ cẩm của đồng bào Dao, để thêu được một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ hoàn chỉnh, phải mất mấy tháng trời. Từ chiếc khăn đội đầu, áo, yếm đến dây thắt lưng… đều được thêu bởi những họa tiết, hoa văn mô phỏng hình cỏ cây, hoa lá, con vật gần gũi với cuộc sống của người dân như hình quả trám, hình cây thông, hình chữ thập... Bởi, ẩn sâu trong mỗi đường nét, hoa văn, màu sắc là những quan niệm về thế giới tự nhiên, xã hội.

"Có những hoa văn thêu rất khó, đó là những đường thêu vắt chéo, chồng nhau tạo nên những họa tiết hình cây cối, hoa lá…đòi hỏi người thêu dệt phải là người tỉ mỉ, khéo léo, có kỹ năng kinh nghiệm thêu thùa nhiều năm", Nghệ nhân Phùng Thị Tâm cho biết.

Có lẽ vậy, mà mỗi một tấm thổ cẩm do các nghệ nhân chế tác, cũng giống như một tác phẩm nghệ thuật.  

Các sản phẩm thổ cẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ
Các sản phẩm thổ cẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ
Sản phẩm thêu tay của người Dao Đỏ
Sản phẩm thêu tay của người Dao Đỏ

Còn với đồng bào Pà Thẻn, thổ cẩm có những nét rất riêng, có giá trị thẩm mỹ cao, được thể hiện bởi sự kết hợp nhiều màu sắc và những nét hoa văn độc đáo, với sự trang trí bằng nhiều kiểu dáng khác nhau. Kết hợp với màu đỏ chủ đạo, là những tấm vải trắng và đen, xen kẽ những đường hoa văn với các màu xanh, vàng... tạo nên bộ trang phục hài hòa.

Trang phục thổ cẩm truyền thống của dân tộc Pà Then mang màu sắc sặc sỡ
Trang phục thổ cẩm truyền thống của dân tộc Pà Thẻn màu sắc sặc sỡ vô cùng đặc sắc

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm BìnhNguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình: Để bảo tồn trang phục truyền thống trước nguy cơ mai một, thời gian qua chính quyền địa phương, đoàn thể cùng sự quyết tâm nỗ lực của đồng bào, đã đang và sẽ làm sống lại nghề. Chính quyền địa phương đã phối hợp với các nghệ nhân, tổ chức các lớp truyền dạy dệt thổ cẩm. Qua lớp học, các em được hướng dẫn thực hiện thành thạo nghề dệt, rèn kỹ năng thêu và cho ra các sản phẩm đẹp, chất lượng tốt hơn.

Tỉ mẩn theo từng đường nét
Tỉ mẩn theo từng đường nét

Bên cạnh đó, hàng năm huyện Lâm Bình còn tổ chức các cuộc thi dệt thổ cẩm để nâng cao tay nghề, giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống. 

Cuộc thi dệt thổ cẩm giúp người dân học hỏi và nâng cao tay nghề
Qua mỗi cuộc thi dệt thổ cẩm, các chị có thêm cơ hội trao đổi học hỏi và nâng cao tay nghề

Việc bảo tồn và phát huy được nghề dệt thổ cẩm truyền thống, không chỉ giữ gìn được giá trị văn hóa, mà còn tạo điều kiện tích cực cho Lâm Bình phát triển du lịch cũng như tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập cho đồng bào.

Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm còn giúp người dân tạo ra sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập
Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm đang tạo sinh kế bền vững, giúp người dân cho thêm thu nhập

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.