Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Sắc xuân trên miền quan họ

PV - 15:05, 31/01/2018

Tôi sinh ra, lớn lên trên miền Kinh Bắc, từ thuở trong nôi đã được tắm mình trong những câu quan họ ngọt ngào của bà, của mẹ. Mỗi tháng Giêng về, khi đất trời vào xuân, không khí hội hè, đình đám ở những làng quan họ quê tôi lại rộn ràng như mời gọi, thúc giục mọi người hòa mình vào dòng người bên những canh hát nghĩa tình, thiết tha.

Vui buồn theo khúc hát

Nhạc sĩ tài hoa Phó Đức Phương từng viết: “Trên quê hương quan họ, một làn nắng cũng mang điệu dân ca”.

Quả thật, mỗi độ xuân về, miền quê quan họ lại trở thành điểm hẹn thú vị đối với du khách. Nếu ai hỏi mùa xuân Kinh Bắc có gì đáng kể? Tin chắc rằng đối với bất cứ ai là con dân đôi bờ Như Nguyệt, câu trả lời chỉ có thể gói gọn trong hai từ “quan họ”.

T6_3

Nghìn đời nay thứ dân ca ấy không chỉ giúp những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn thoát ra khỏi cái cơ cực của cuộc sống thực tại để bước vào thế giới của thần tiên mà nó còn là thứ men say làm mềm lòng biết bao tao nhân mặc khách. Dân ca ấy đã từ làng bước ra thế giới để trở thành di sản của nhân loại. Nó được người dân chắt chiu qua bao đời và có sức lan tỏa mạnh mẽ cho đến hôm nay.

Đến hẹn lại lên, không biết bao mùa lễ hội trôi qua, trái tim tôi lại thổn thức, để rồi theo nhịp đập ấy tìm về những canh hát quan họ đậm đà trong chiều hội Lim, Thị Cầu hay hội Diềm, Hữu Chấp (Bắc Ninh), Thổ Hà, Bổ Đà, Trung Đồng (Bắc Giang). Có hòa mình vào những canh hát trao duyên mới cảm nhận, thấm thía mạch nguồn của dòng chảy văn hóa quan họ trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Liền chị quan họ nhí. Liền chị quan họ nhí.

 

Cái xốn xang, e ấp từ những lời chào hỏi bằng làn điệu “mời nước, mời trầu”. Còn đây một canh hát tiễn bạn trên sông với bao bịn rịn, luyến tiếc: “Người về em vẫn khóc thầm/Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa”. Làm sao thiếu vắng cái nét tình ý nhị, dịu dàng và sự mến khách, chân tình của những anh hai, chị hai trong chiều hội Lim: “Mỗi khi khách đến chơi nhà/ đốt than quạt nước pha trà mời người xơi”. Cũng có cả nỗi sầu tương tư của liền chị bên lễ hội Bổ Đà: “Ngồi tựa giăng thanh- thương nhớ sầu oanh/Em biết đến bao giờ- họp mặt đôi sánh đôi”. Để rồi cả hai đều vấn vương câu hát “Người ơi người ở đừng về”.

Đắm say câu í a, ứ hự

Một mùa xuân lại đến, câu quan họ xứ Kinh Bắc lại vang lên sưởi ấm những trái tim đa cảm. Với tôi, xuân sẽ nhạt và kém vui hơn nếu thiếu vắng điệu dân ca quê hương. Hình ảnh các liền chị chít khăn mỏ quạ, nét mặt tươi tắn với đôi môi cắn chỉ đỏ thắm e ấp sau vành nón thúng quai thao đi hội hát thật dễ khiến người ta mềm lòng và không thể không bước ra khỏi nhà rồi hòa mình vào dòng người dập dìu ấy.

Hát quan họ là nét văn hóa không thể thiếu trong ngày hội xuân ở Kinh Bắc. Hát quan họ là nét văn hóa không thể thiếu trong ngày hội xuân ở Kinh Bắc.

 

Lòng ta lại lay động, nhớ thương ngập lòng về một mùa xuân tươi đẹp. Tôi vẫn chưa thể quên câu hát đắm say mà liền anh Phú Hiệp làng Thổ Hà khi đón khách: “Ngày ngày ra đứng cổng làng/Trông về quan họ mà mua lấy sầu/Ai làm mặt ủ mày chau/Ai làm đến nỗi nhớ nhau đi tìm/Ước gì đôi cánh như chim/Bay đến quan họ để xem thế nào/Xem rằng ý ở làm sao/Nước thì không khát mà khao khát tình”.

Sức lan tỏa, trường tồn của di sản quan họ trên quê hương Kinh Bắc được tiếp nối và trao truyền một cách liên tục là minh chứng rõ nét cho thấy tình yêu, sự trân quý dân ca quan họ của cộng đồng nơi đây. Mỗi vùng có cách làm khác nhau để gìn giữ vốn quý, nếu bắc sông Cầu (Bắc Giang) có những lớp truyền dạy và liên hoan quan họ cho thiếu nhi, hỗ trợ trang phục cho liền anh, liền chị thì bờ nam sông Cầu (Bắc Ninh) có những cuộc thi hát quan họ trên truyền hình thu hút nhiều đối tượng tham gia.

T6_5

Cũng có những gia đình ở làng Trung Đồng có đến 4 thế hệ biết hát quan họ. Hay những CLB quan họ hoạt động đều đặn mấy chục năm với nhiều thành viên tham gia như ở Hữu Nghi, Mai Vũ xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang)… Những nghệ nhân quan họ gần trăm tuổi, đó là những báu vật sống đang góp sức tích cực truyền dạy quan họ cho lớp trẻ. Họ yêu quan họ, đắm đuối với di sản quê hương không chỉ với cái tâm mà còn là niềm kiêu hãnh và sâu xa hơn còn là trân quý mỹ tục, biểu tượng của vùng quê Kinh Bắc.

T7_5

Rời xa những lễ hội xuân xứ Kinhh Bắc, lòng tôi vẫn còn bâng khuâng trong lời hát tha thiết và đắm say của nhạc sĩ Phó Đức Phương: “Anh chưa đến làng quan họ/Chợt tỉnh nghe canh hát trao duyên/Anh chưa đến dòng sông Cầu/Ngàn đời vui sóng nước lơ thơ/Anh chẳng biết đến bao giờ/Ngồi tựa mạn thuyền buông câu hát đợi chờ”.

KIM SA

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.