Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Sắp xếp các điểm trường lẻ ở Quan Sơn (Thanh Hóa): Hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục

PV - 14:37, 02/10/2018

Trước đây, giao thông ở vùng DTTS và miền núi rất vất vả, điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nên việc bố trí các điểm trường lẻ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, điều kiện ở các xã vùng sâu, vùng xa đã có những chuyển biến tích cực. Vì vậy, việc gom các điểm trường lẻ để tập trung đầu tư, là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Ở bản Muống, xã Tam Lư trước kia, để ra được điểm trường chính phụ huynh phải vượt qua gần 2km và một khúc sông dài ước chừng gần 200m. Ngày thường còn đi được, mưa xuống nước sông chảy xiết phụ huynh đành bất lực. Sau khi xây dựng NTM, thông qua các nguồn hỗ trợ, đường sá đã được bê tông hóa sạch đẹp. Nhiều phụ huynh đã cho con ra trường chính để học, với mong muốn trẻ được chăm sóc và nuôi dạy với điều kiện đầy đủ hơn.

Quan Sơn phấn đấu mỗi năm giảm được từ 10-15 điểm trường lẻ ở các thôn bản (Trong ảnh điểm trường lẻ Trường mầm non Tam Thanh). Quan Sơn phấn đấu mỗi năm giảm được từ 10-15 điểm trường lẻ ở các thôn bản (Trong ảnh điểm trường lẻ Trường mầm non Tam Thanh).

Cô giáo Lê Thị Vinh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Lư cho hay, ban đầu phụ huynh vẫn còn ngại khi phải đưa con đi học ở trường mới xa hơn, nhưng đến trường thấy trẻ được học trong điều kiện tốt, có đủ đồ dùng, đồ chơi nên phụ huynh rất phấn khởi.

Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) huyện Quan Sơn, từ năm 2015 đến nay, ngành Giáo dục Quan Sơn quyết liệt thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp. Theo đó, nhiều trường chính, điểm trường trung tâm đã được đầu tư xây dựng khang trang để đón học sinh về học tập trong điều kiện tốt hơn.

Thầy giáo Hà Văn Tim, giáo viên người Thái có gần 15 năm công tác ở điểm trường bản Tình, xã Tam Lư, chia sẻ: “Tôi thấu hiểu những khó khăn mà các thầy, cô “cắm bản” và học trò nơi đây phải trải qua. Số lượng học sinh ở các điểm lẻ ít, có lớp chỉ có 1 cháu, lớp nhiều thì 7, 8 cháu nên các cháu phải học ghép. Các điểm trường hầu như thiếu thốn về trang thiết bị giảng dạy, học tập... vì vậy, việc dồn các điểm trường bản về điểm trường chính là hết sức cần thiết, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên cũng thuận lợi hơn trong việc giảng dạy, có điều kiện để nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy và học.

Từ hiệu quả qua việc thực hiện bố trí, sắp xếp các điểm trường hợp lý, ngành GD&ĐT huyện Quan Sơn đã tích cực tham mưu tăng cường đầu tư cơ sở vật chất ở các trường học chính, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đồng thời, phát huy trách nhiệm của cộng đồng, các đoàn thể, gia đình học sinh tham gia xây dựng trường lớp học.

Trong quá trình triển khai, ngành Giáo dục Quan Sơn chú trọng thực hiện việc bố trí, sắp xếp các điểm trường theo lộ trình thích hợp, có thể sắp xếp 2-3 điểm trường lẻ về 1 điểm trường trung tâm nhất hoặc sắp xếp tất cả các điểm trường lẻ ở các bản về trường chính tùy điều kiện thực tế của mỗi địa phương. Bên cạnh đó, thực hiện dồn ghép các lớp ở các bản có ít học sinh vào một lớp, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, giáo viên phù hợp…

Ông Lê Đình Xuân, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn cho biết: Để việc sắp xếp các điểm trường ngày càng phù hợp, hiệu quả, Phòng đã tích cực tham mưu, đề xuất với UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới các trường, lớp học, thực hiện nghiêm kế hoạch phát triển giáo dục hằng năm. Đồng thời, tổ chức hội nghị đối thoại với các nhà trường để triển khai các giải pháp thực hiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh trong thời gian tới.

Mỗi năm học, huyện Quan Sơn thực hiện giảm được 10-15 điểm trường lẻ ở các thôn bản. Cụ thể, năm học 2015-2016 bậc học mầm non có 50 điểm trường lẻ, đến năm học 2017-2018 còn 41 điểm trường lẻ, giảm 9 điểm trường. Bậc tiểu học có 52 điểm trường lẻ đến nay còn 37 điểm trường lẻ giảm 15 điểm trường. Lớp ghép 36 lớp đến năm học 2017-2018 còn 23 lớp giảm 13 lớp. Năm học 2018-2019, huyện phấn đấu giảm thêm 15 điểm trường ở bậc mầm non và tiểu học.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.