Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Sôi nổi phong trào học chữ Thái

PV - 15:32, 12/06/2018

Dân tộc Thái ở tỉnh Điện Biên chiếm khoảng 38%, tuy nhiên hiện nay, hầu hết người dân chỉ sử dụng ngôn ngữ Thái trong giao tiếp hằng ngày mà ít người biết đọc và viết chữ Thái. Trước thực trạng này, mục tiêu bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái là rất cần thiết. Qua đó, trên địa bàn tỉnh Điện Biên nhiều lớp học chữ Thái tại các trường học, địa phương được mở ra, thu hút sự tham gia của mọi thế hệ.

Dân tộc Thái là một trong số ít các DTTS có chữ viết riêng. Với người Thái họ tự hào khi có các tác phẩm nổi tiếng, có tính nhân văn sâu sắc và đến nay vẫn còn nguyên giá trị như: “Quam tô mương”, “Xống chụ xon xao”, “Ý nọi nang xưa”, “Hiên hom”, “Khun Lú Nang Ủa”… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đọc và viết chữ Thái một cách thành thạo.

Học sinh trao đổi với thầy giáo sau giờ học. Học sinh trao đổi với thầy giáo sau giờ học.

Từ thực trạng đó, tỉnh Điện Biên đã xây dựng Đề án dạy tiếng Thái cho học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn toàn tỉnh. Theo thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, Đề án dạy tiếng Thái cho học sinh Tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên được triển khai trong giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020 nhằm bảo tồn, phát huy, phát triển vốn văn hoá truyền thống cũng như bản sắc của các dân tộc.

Để thực hiện Đề án, ban đầu tỉnh Điện Biên đã mở lớp dạy chữ Thái cho giáo viên các trường tiểu học, THCS thuộc 9 huyện trên địa bàn tỉnh. Sau đó, giáo viên sẽ về dạy lại cho các em học sinh tại các trường.

Bà Lò Thị Kim, Chủ nhiệm CLB bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Thái, đồng thời là giáo viên dạy chữ Thái cho biết: CLB đã nghiên cứu, biên soạn, chỉnh sửa được 3 tập tài liệu dạy tiếng và chữ Thái cho các em học sinh. Trong năm học 2016-2017, toàn tỉnh Điện Biên có 58 trường tiểu học, với 424 lớp, 5.767 học sinh được học chữ Thái. Việc triển khai dạy học tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc Thái tại các nhà trường đã giúp các em có những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, góp phần rèn luyện tư duy, hỗ trợ để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. Thông qua việc học tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, các em đã có những hiểu biết thêm về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa, phong tục tập quán dân tộc, từ đó giúp các em có những định hướng về nhân cách, tự nguyện đóng góp công sức vào sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Hiện, Chương trình dạy chữ Thái không chỉ có trong trường học, tại một số địa phương phong trào dạy và học chữ Thái cũng đã được tổ chức. Hy vọng rằng, với những nỗ lực của các cấp, cùng với sự ủng hộ của người dân, phong trào dạy và học chữ Thái trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên tiếp tục được phát triển nhân rộng.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.