Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Sơn La: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển bền vững vùng DTTS

Khánh Thi - 09:20, 06/09/2024

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để xây dựng chính quyền số, thúc đẩy kinh tế số và phát triển xã hội số đang là ưu tiên của tỉnh Sơn La trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng DTTS, các sở, ngành, địa phương cũng đã tích cực ứng dụng CNTT để tăng hiệu quả chính sách.

Tỉnh Sơn La xác định, sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm là một trong những ưu tiên của tỉnh, nhất là tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thương mại điện tử
Tỉnh Sơn La xác định, sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm là một trong những ưu tiên của tỉnh, nhất là tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thương mại điện tử

Thúc đẩy kinh tế số

Sơn La là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Hiện, tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với 84.000ha cây ăn quả các loại, sản lượng khoảng 455 nghìn tấn/năm. Phần lớn vùng trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đang được quản lý bởi các hợp tác xã (HTX), với các xã viên là người DTTS.

Theo số liệu của Liên minh HTX tỉnh Sơn La, toàn tỉnh hiện có 838 HTX dịch vụ nông nghiệp. Với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, những năm gần đây, các HTX trên địa bàn Sơn La đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa sản xuất nông nghiệp của huyện từ manh mún, nhỏ lẻ sang ứng dụng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, tỉnh Sơn La có hơn 200 HTX ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các chuỗi nông, lâm, thủy sản bền vững.

Ông Lê Tiến Lợi, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh xác định, sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm là một trong những ưu tiên của tỉnh, nhất là tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thương mại điện tử. Vì thế, thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ các HTX tăng cường ứng dụng CNTT để chủ động tham gia nền kinh tế số.

Theo Báo cáo số 170/BC-BDT ngày 07/6/2024 của Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, hiện 98% văn bản phát hành của Ban Dân tộc được sử dụng chữ ký số, chứng thư số trong giao dịch điện tử; thường xuyên duy trì hệ thống phần mềm phòng, chống mã độc theo mô hình quản trị tập trung. Ban Dân tộc phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai Nội dung 1 - Tiểu Dự án 2 của Dự án 10 về chuyển đổi số trong thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Từ năm 2022, các HTX của tỉnh Sơn La tiếp tục được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719). Gần đây nhất (tháng 10/2023), khoảng 200 xã viên người DTTS là lãnh đạo chủ chốt của các HTX trên địa bàn tỉnh đã được tập huấn để nâng cao năng lực chuyển đổi số.

Tăng cường hỗ trợ vùng DTTS

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện. Từ năm 2019, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 230/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 - 2025” (gọi tắt là Kế hoạch 230).

Theo ông Lường Văn Toán, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, triển khai Kế hoạch 230, Ban Dân tộc tỉnh được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT để phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh trật tự; xây dựng các ứng dụng CNTT cho đồng bào DTTS trong lĩnh vực y tế hỗ trợ chẩn đoán, khám, chữa bệnh từ xa; xây dựng các ứng dụng CNTT cho đồng bào DTTS trong hỗ trợ cảnh báo thiên tai, thảm họa thiên tai; tạo lập hệ thống ứng dụng CNTT tuyên truyền, hỗ trợ chính sách dân tộc;...

Với sự quan tâm đầu tư, đến nay hạ tầng số trên địa bàn Sơn La phát triển rộng khắp, triển khai mạng di động 4G đến tất cả các khu vực
Với sự quan tâm đầu tư, đến nay hạ tầng số trên địa bàn Sơn La phát triển rộng khắp, triển khai mạng di động 4G đến tất cả các khu vực

“Để phục vụ việc quản lý Nhà nước về công tác dân tộc từ tỉnh đến địa phương theo Kế hoạch 230, tỉnh cũng đã đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng CNTT chia sẻ, trao đổi dữ liệu về công tác dân tộc. Đồng thời đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho đồng bào DTTS và cán bộ làm công tác dân tộc trên địa bàn”, ông Toán cho biết.

Từ năm 2022 đến nay, Chương trình MTQG 1719 đã bổ sung nguồn lực để tỉnh Sơn La tăng cường ứng dụng CNTT trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc và hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Riêng trong năm 2024, theo Kế hoạch số 67/KH-UBND, ngày 04/3/2024 của UBND tỉnh, Sơn La bố trí 48,537 tỷ đồng để thực hiện Dự án 10 của Chương trình MTQG 1719; trong đó có Tiểu Dự án 2: “Ứng dụng CNTT hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Tin cùng chuyên mục
Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.