Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Sức bật giảm nghèo từ vốn tín dụng chính sách

Việt Hải- Mai Hương - 14:53, 28/02/2022

Đầu Xuân mới Nhâm Dần, chúng tôi đến với non nước xứ Mường để cảm nhận sự đổi thay nhanh chóng của vùng đất này. Ngay cả ở những nơi rẻo cao, người Mường cùng đồng bào các dân tộc Thái, Dao, Mông cũng đang nỗ lực xóa đói giảm nghèo, vươn lên phát triển cùng với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Hòa Bình
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Hòa Bình

Phó Chủ tịch Thường thực UBND tỉnh Hòa Bình kiêm Trưởng ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn cho biết, những năm qua, công tác giảm nghèo của tỉnh có sự góp sức trọng yếu của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa Bình. Từ 3 chương trình tín dụng (năm 2003) nhận bàn giao ban đầu với tổng dư nợ hơn 206 tỷ đồng, đến nay toàn tỉnh đang triển khai thực hiện 19 chương trình tín dụng chính sách (TDCS) với tổng dư nợ đến 31/12/2021 đạt trên 3.625 tỷ đồng với 120.947 khách hàng đang còn dư nợ, gấp 16,6 lần so với khi mới thành lập.

Theo đó, gần 600 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tại NHCSXH tỉnh Hòa Bình kể từ năm 2003 đến nay với tổng doanh số cho vay đạt 10.521 tỷ đồng. Nguồn vốn TDCSXH đã tạo và duy trì việc làm cho gần 46 nghìn lao động; gần 32 nghìn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải chi phí học tập; xây dựng, sửa chữa gần 21,5 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo...

Thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo quốc gia - Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng ghi nhận, một trong những điểm tựa tạo nên thành quả hoạt động TDCS 20 năm qua đó là sự quan tâm, vào cuộc của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, từ việc đề ra nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế giảm nghèo, nâng cao hiệu quả triển khai TDCSXH và hoạt động của NHCSXH trên địa bàn.

Đặc biệt, Tỉnh ủy đã ban hành một công văn riêng để triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCSXH. Mới đây thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, từ đó UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện. Theo đó, sẽ tập trung các nguồn vốn TDCSXH có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào Chi nhánh NHCSXH tỉnh; Hằng năm, cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách các cấp ủy thác sang NHCSXH trong giai đoạn 2022 – 2030, mỗi năm tối thiểu 32 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác...

“Hoạt động TDCSXH góp phần tích cực vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ 36,14% năm 2016 xuống còn 15,21% năm 2020. Toàn tỉnh có 2 huyện và 65 xã đạt chuẩn nông thôn mới, an sinh xã hội trên địa bàn được bảo đảm. Hiệu quả hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua đã khắc phục các hạn chế của chính sách hỗ trợ cho không, tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức của người nghèo trong chủ động cuộc sống. Mặt khác, hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã góp phần đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, tạo niềm tin của người dân đối với chính quyền địa phương”, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hòa Bình, Ngô Văn Tuấn ghi nhận.

Tin cùng chuyên mục
"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì. Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.