Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Tác dụng chữa bệnh từ trần bì

Như Ý - 16:49, 25/04/2023

Trần bì còn gọi là quyết, hoàng quyết, quất trần bì, vỏ quýt chín, quất bì, tần hội bì, quảng trần bì... có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm. Trong đông y, đây là vị thuốc phổ biến có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam, có tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ... Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ trần bì mới bà con tham khảo.

Trong đông y, đây là vị thuốc phổ biến có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam, có tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ.…
Trong đông y, đây là vị thuốc phổ biến có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam, có tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ.…

Chữa ho có đờm nhiều, đờm đặc, tức ngực: Trần bì, hạt vải (thái mỏng phơi khô sao vàng), đại hồi. Liều lượng mỗi vị bằng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 4 – 8g, chia làm 2 lần, chiêu với rượu.

Trị viêm phế quản nhẹ, bệnh ho viêm họng: Sử dụng 6g trần bì, 4g cam thảo và 6g tô diệp, sắc thuốc và uống trong ngày.

Điều trị ho có đờm do cảm hàn: Dùng 6g trần bì sắc chung với 12g bạch linh, 4g cam thảo, 6g bán hạ và 2 lát gừng tươi. Mỗi ngày uống 1 thang, uống đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì dừng.

Viêm phế quản cấp (do phong hàn): Trần bì 6g, tía tô 12g, lá hẹ 10g, , kinh giới 10g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 8g, rễ chỉ thiên 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc: Trần bì 4g, Hạnh tô tán: hạnh nhân 10g, tô diệp 10g, tiền hồ 10g, bán hạ chế 6g, chỉ xác 6g, gừng 3 lát, phục linh 6g, cam thảo 6g, cát cánh 8g, đại táo 4 quả. Tất cả tán bột uống ngày 15 – 20g chia làm 2 lần.

(Tổng hợp) Tác dụng chữa bệnh từ trần bì 1

Chữa ho mất tiếng: Sử dụng 12g trần bì sắc với 200ml nước. Khi thuốc cạn còn 100ml, tắt bếp, lọc lấy thuốc và chia ra uống nhiều lần trong ngày.

Chữa kém ăn, suy nhược cơ thể: Chuẩn bị 3g trần bì, 3g hồ tiêu và 1 con gà trống 1 kg đã được làm sạch, chặt miếng nhỏ. Cho gà và các vị thuốc vào nồi, thêm gia vị và hầm trên ngọn lửa nhỏ. Sau khi gà chín nhừ, người bệnh chia ra ăn 2 - 3 lần trong ngày. Ăn liên tục 2 - 3 lần sẽ giúp điều trị suy nhược cơ thể.

Chữa rối loạn tiêu hóa do ăn uống hoặc chứng không tiêu: Sử dụng 10g trần bì, 10g sinh khương, 3 quả đại táo, 10g hậu phác, 4g cam thảo và 6g thảo quả nướng. Sắc thuốc và uống. Sử dụng liên tục 5 ngày giúp cải thiện triệu chứng khó chịu ở bụng.

Điều trị đầy bụng khó tiêu: Lấy vài miếng trần bì đem xé nhỏ rồi đem rửa qua nước ấm. Sau đó cho vào cốc nước sôi rồi hãm từ 10 - 15 phút và uống. Tuy nhiên chỉ nên uống khi nước thuốc còn nóng và bỏ phần bã. Uống liên tục vài ngày cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần.

(Tổng hợp) Tác dụng chữa bệnh từ trần bì 2

Trị tiêu chảy: Trần bì, cam thảo, thương truật, hậu phác, lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều, mỗi lần uống 4 - 6g, ngày uống 2-3 lần, hoặc sắc uống.

Hoặc dùng12g dược liệu trần bì, 8g sinh khương, đem hai dược liệu này sắc lấy nước dùng. Sử dụng khi nước thuốc còn ấm để hiệu quả chữa trị được tốt nhất.

Hỗ trợ tiêu hoá: Trần bì 0,5g, hoàng bá 0,3g, hoàng liên 0,3g, đảng sâm 0,3g, cam thảo 0,3g. Tất cả tán bột, trộn đều. Chia ba lần uống trong ngày.

(Tổng hợp) Tác dụng chữa bệnh từ trần bì 3

Trị tiêu hóa rối loạn, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng: Đảng sâm 8g, bạch truật 8g, bạch linh 8g, chích thảo 4g, trần bì 6g, sắc uống hoặc làm thuốc hoàn tán.

Trị viêm loét dạ dày - tá tràng: Lấy 20g trần bì sắc chung với 15g hương phụ sao giấm. Sau đó lọc lấy nước thuốc và cho vào khi với 100g thịt gà. Sau khi nước cạn, thêm gừng và gia vị, nêm nếm vừa ăn thì tắt bếp.

Hoặc sử dụng 15 – 20g trần bì, sắc và lọc lấy nước thuốc. Dùng nước thuốc nấu cháo với 150g gạo tẻ. Tùy khẩu vị từng người mà nêm nếm đường, muối vừa phải. Cháo dùng cho đối tượng bệnh bị trướng bụng, viêm loét dạ dày - tá tràng, buồn nôn hoặc đau vùng thượng vị.

(Tổng hợp) Tác dụng chữa bệnh từ trần bì 4

Trị tuyến vú viêm cấp: Dùng 30g trần bì cùng với 6g cam thảo, đem hai vị thuốc trên sắc lấy nước để dùng.

Chữa chứng nấc cụt sau khi ăn: Dùng 30g trần bì đem đi nướng sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy bột hòa với nước để uống.

Lưu ý

Những người ho khan, âm hư không có đờm không nên dùng.

Không nên lạm dụng trần bì với liều lượng quá nhiều vì có thể gây hại đến nguyền khí.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.