Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây đủng đỉnh

Như Ý - 18:42, 05/07/2024

Cây đủng đỉnh còn có tên gọi khác là cây móc hay cây đùng đình… có vị cay, hơi đắng và có tính mát. Đây là một loại thảo dược quý, rất tốt cho sức khỏe và có thể dùng để cải thiện nhiều căn bệnh khác nhau. Sau đây là một số tác dụng tuyệt vời và bài thuốc chữa bệnh từ cây đủng đỉnh mời các bạn tham khảo.

(Tổng hợp) Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây đủng đỉnh

Đặc điểm thực vật của cây đủng đỉnh

Cây đủng đỉnh có thể cao từ 3 – 4m. Thân cây do nhiều bẹ lá tạo thành và có hình trụ. Lá dài khoảng 1 – 2m và thuộc dạng lá kép lông chim hai lần (giống như xương cá). Trên thân cây, các lá mọc so se. Phiến lá hình tam giác lệch. Gân lá xếp như hình nan quạt.

Cây có hoa và hoa mọc thành từng cụm theo mo. Mỗi mo dài 30 – 40cm. Cứ 2 hoa cái thì có 2 hoa đực. Thứ tự phát triển của hoa móc là từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Nghĩa là phần hoa gần với thân nhất sẽ phát triển trước.

Quả đủng đỉnh có hình cầu với đường kính giao động từ 1 – 1,5cm. Vỏ nhẵn và mỗi quả có 1 hạt. Lúc quả còn non thì có màu xanh. Khi già chuyển sang màu cam rồi tím đậm. Quả khi chín có màu đỏ tươi. Màu quả không ổn định. Chúng biến đổi theo chu kỳ phát triển của cây.

Cây ưa ánh sáng và không cần quá nhiều nước. Mức sinh trưởng của nó khá chậm. Tuy nhiên, cây có thể sống được đến 40 năm. Người ta nhân giống nó bằng cách tách lấy bụi cây nhỏ hoặc gieo hạt.

(Tổng hợp) Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây đủng đỉnh 1

Công dụng của cây đủng đỉnh

Theo y học cổ truyền: Mỗi bộ phận từ cây móc đều có một công dụng riêng:

Bẹ non: có vị đắng, tính bình, có tác dụng cầm máu, làm sít ruột, tan hòn cục. Vì vậy, bẹ được dùng điều trị tiểu tiện không thông, tiểu ra máu, tiểu rắt, lỵ ra máu, rong kinh, bạch đới và ho ra máu.

Thân cây: phần nõn thân được dùng làm thuốc giúp nhuận tràng.

Quả: có vị cay, tính mát, giúp giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, quả gây ngứa và có thể làm rộp da nên không được dùng trực tiếp. Khi nấu quả Móc, nếu không bóc vỏ thì khi ăn sẽ bị ngứa rát ở cổ, môi và lưỡi.

Lá: dùng để trang trí, chồi ngọn có thể dùng làm rau ăn, và từ thân, người ta có thể lấy bột cọ. Khối sợi mềm ở nách các lá tạo thành một loại bùi nhùi được sử dụng làm lành một số vết thương bằng cách đắp bên ngoài.

Vỏ của cây: thường được kết hợp với một số dược liệu trong đông y để điều trị ghẻ lở, mụn nhọt.

Sử dụng lõi của cây: chế biến làm thức ăn, có thể điều trị được một số triệu chứng về dạ dày như viêm loét dạ dày, các triệu chứng ngộ độc. Ngoài ra còn có thể chữa được một số triệu chứng đau nữa đầu, sưng khớp…

Theo y học hiện đại: Hoạt chất Caryotin trong cây đủng đỉnh đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng chống viêm, tái tạo sụn khớp hiệu quả.

Cụ thể, với nồng độ 0,1 µg/mL, hoạt chất này giúp phục hồi sụn khớp mạnh mẽ tương tự với chất đối chứng TGF-β3 có tác dụng biệt hóa gốc tế bào. Đây được xem là một bước tiến và tín hiệu khả quan cho những bệnh nhân gặp vấn đề về xương khớp.

Ngoài ra, cây móc còn được dùng để điều trị đi tiêu ra máu, huyết trắng, rong kinh, băng huyết, đau nửa đầu…

(Tổng hợp) Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây đủng đỉnh 2

Bài thuốc từ cây đủng đỉnh

Chữa đái ra máu hay tiểu tiện không thông: Dùng bẹ cây đủng đỉnh tươi 20g sắc uống.

Chữa ho ra máu: Chuẩn bị 10g bẹ cây đủng đỉnh đốt cháy, 12g qua lâu nhân sắc với nước uống.

Chữa băng huyết: Phối hợp bẹ cây đủng đỉnh, xơ mướp với tỷ lệ 1:1 đốt thành tro, mỗi lần uống dùng 6g pha với ít rượu hoặc nước muối uống khi đói.

Chữa rong kinh kèm đau bụng: Bẹ cây đủng đỉnh đốt tồn tính 80g, kinh giới sao đen 80g, hương phụ tứ chế (chế biến với giấm, nước muối, nước tiểu trẻ em và rượu, phơi khô) 40g. Tất cả tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 8 – 16g.

Trị khí hư: Dùng rễ đủng đỉnh, rễ cau, rễ tre, rễ cọ, mỗi loại 12g. Cắt nhỏ nguyên liệu sắc còn 1 chén nước uống làm 2 lần/ngày mỗi lần nửa chén.

Tác dụng nhuận tràng: Lấy 20-30g nõn thân sắc với 400 ml nước đến khi còn 100 ml nước thì dùng. Ngoài ra, phần lõi cây còn được dùng làm thuốc sắc giúp kích thích tình dục và nhuận tràng.

Chữa động thai: Lấy rễ cây đủng đỉnh, rễ chuối rừng, rễ chuối hột, đồng lượng, đem sao vàng, sắc uống.

Ngoài những bài thuốc trên thì rượu quả đủng đỉnh còn giúp lưu thông máu lên máu, hỗ trợ các bệnh về tiêu hóa, xương khớp. Cách làm:

Bóp nát 5kg quả đủng đỉnh với 0.5kg đường phèn rồi để vào bình ủ 5 ngày. Lưu ý, nên dùng cả quả xanh lẫn quả chín để rượu ngon và chất lượng hơn.

Sau đó đổ 3 - 4 lít rượu trắng 40 độ vào và ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng. Lưu ý, người lớn tuổi hoặc người sức khỏe yếu cũng cần cẩn trọng khi dùng rượu đủng đỉnh.

(Tổng hợp) Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây đủng đỉnh 3

Lưu ý

Vỏ quả đủng đỉnh gây ngứa nên đừng chạm vào mà không có dụng cụ bảo vệ. Nếu bị quả này làm ngứa thì bạn không được gãi. Cách giải quyết là hơ với lửa.

Đừng chạm vào quả móc mà không có dụng cụ bảo vệ bởi nó có thể gây ngứa, thậm chí bỏng da.

Nên dùng cả quả xanh và chín để ngâm rượu để có chất lượng tốt nhất. Không sử dụng những quả đủng định đã có dấu hiệu mốc, thối, hỏng để ngâm rượu vì chúng sẽ làm giảm đi tác dụng của thuốc chữa bệnh, gia tăng nguy cơ tác dụng phụ và dễ gây ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sau khi ngâm rượu cần bảo quản cẩn thận, nên chọn chỗ mát mẻ (dưới 25 độ C) để bảo quản rượu đủng đỉnh được lâu hơn, đậy kín nắp để hạn chế bụi bặm, côn trùng, vi khuẩn xâm nhập gây nguy hại cho người dùng.

Khi sử dụng rượu đủng đỉnh thoa lên da thì nên tránh các vết thương hở, mụn, loét… vì nó có thể gây ngứa ngáy hoặc phỏng nên cần hết sức chú ý điều này để tránh tác dụng không mong muốn và những hậu quả đáng tiếc.

Cẩn trọng khi dùng rượu móc với đối tượng là trẻ em, người trên 60 tuổi hoặc những người có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu muốn dùng thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ. 

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.