Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tái hiện Lễ cưới của dân tộc Raglai

PV - 13:52, 29/05/2018

Nằm trong Chương trình hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với Bác Hồ”, nhóm nghệ nhân, đồng bào dân tộc Raglai, tỉnh Ninh Thuận đã tái hiện trích đoạn trong Lễ cưới truyền thống-một nghi lễ mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Raglai tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Người Raglai theo chế độ mẫu hệ nên mọi việc quan trọng trong đám cưới đều do nhà gái giữ vai trò chủ động, Lễ cưới chính thức cũng được tổ chức ở nhà gái. Tuy nhiên, trước khi quyết định tiến tới hôn nhân, chàng trai vẫn là người chủ động đi hỏi vợ.

Trước khi tổ chức Lễ cưới, đôi trai gái giúp nhau các công việc phát nương, cày ruộng... Trước khi tổ chức Lễ cưới, đôi trai gái giúp nhau các công việc phát nương, cày ruộng...

 

Người Raglai có tục “ngủ thảo” tiền hôn nhân để tìm hiểu nhau. Theo luật tục Raglai, người con gái phải để chàng trai chủ động bày tỏ tình yêu và phải siêng năng, chăm chỉ để được các chàng trai đem lòng yêu mến thì mới được phép chọn người “ngủ thảo”. Trong những đêm “ngủ thảo”, nếu đôi trai gái cảm thấy thực sự yêu nhau sẽ xin hai bên gia đình cho phép tiến tới hôn nhân.

Nhà trai sẽ tìm ông mai, bà mối sang nhà gái tiến hành lễ hỏi. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật là một xấp lá trầu xanh, một chùm trái cau tơ sang nhà gái để tìm hiểu hoàn cảnh, dạm hỏi ý tứ gia đình nhà gái. Sau đó, nhà gái rót ra 4 bát rượu cần, làm 4 con gà, đặt trên một cái mâm để mời những người bên nhà trai.

ia đình nhà trai mang lễ cưới đến nhà gái phải có gà luộc nguyên con, hai bát cơm với ý nghĩa tổ tiên sẽ phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ thuận hòa, làm ăn phát đạt Gia đình nhà trai mang lễ cưới đến nhà gái phải có gà luộc nguyên con, hai bát cơm với ý nghĩa tổ tiên sẽ phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ thuận hòa, làm ăn phát đạt

 

Sau lễ ăn hỏi, trong khoảng thời gian chưa tổ chức Lễ cưới, đôi trai gái thường xuyên qua lại để tiếp tục tìm hiểu nhau, giúp nhau công việc phát nương, cày ruộng, cấy hái… Hai bên gia đình cũng qua lại nhà nhau bằng lễ đưa bầu rượu. Cho tới khi đủ điều kiện để tổ chức lễ cưới, nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái trao cho cô dâu tương lai và bàn chuyện chuẩn bị cho Lễ cưới.

Lễ tẩy rửa trước khi đôi trai gái chính thức trở thành vợ chồng. Lễ tẩy rửa trước khi đôi trai gái chính thức trở thành vợ chồng.

 

Lễ cưới của người Raglai được tổ chức ở cả nhà trai và nhà gái (nhà trai tổ chức ngày thứ nhất vào ngày lẻ, nhà gái tổ chức ngày thứ hai vào ngày chẵn). Trong Lễ cưới tại nhà gái, mâm cúng tổ tiên của cô dâu, chú rể phải có gà luộc nguyên con, hai bát cơm với ý nghĩa tổ tiên sẽ phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ thuận hòa, làm ăn nhiều may mắn. Sau các nghi thức truyền thống, mọi người cùng nhảy múa chúc phúc đôi vợ chồng trẻ.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
"Chữa bệnh" cho chiêng

"Chữa bệnh" cho chiêng

Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.