Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tam giác mạch-Sự cuốn hút không chỉ là hoa

Hồng Minh-V.Mai - 12:20, 14/12/2020

Nhắc tới Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), người ta thường nghĩ ngay tới loài hoa nhỏ bé với sức sống mãnh liệt, len lỏi giữa những vách đá tai mèo. Đó là hoa tam giác mạch (TGM). Đặc biệt, thời gian gần đây, khi đến Cao nguyên đá, ngoài ngắm hoa, trải nghiệm cung đường Hạnh Phúc, thì du khách còn có thể được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo được làm từ loại hoa ấy...

Các sản phẩm được làm từ hạt hoa TGM bày bán tại gian hàng trưng bày sản phẩm TGM trong Trung tâm OCOP Mèo Vạc.
Các sản phẩm được làm từ hạt TGM bày bán tại gian hàng trưng bày sản phẩm TGM trong Trung tâm OCOP Mèo Vạc.

Đến với Trung tâm OCOP huyện Mèo Vạc, có hàng trăm sản phẩm đặc trưng các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được trừng bày tại đó. Tuy nhiên, khi bước vào trong gian hàng, sản phẩm từ hoa TGM luôn thu hút mọi sự lựa chọn của du khách.

Tại đây, nhiều sản phẩm từ TGM như: bánh TGM ngọt dạng bỏng; bánh nhãn TGM; kẹo TGM mật ong; trà TGM dạng túi bột lọc; bún khô TGM; rượu TGM (hay còn gọi rượu A Páo); bánh nướng TGM;...

Được biết, tính từ tháng 10 bắt đầu mùa hoa TGM đến nay, trung tâm OCOP Mèo Vạc thu nhập trên 440 triệu đồng từ các sản phẩm TGM. Trong đó, trên 2.100 vò rượu TGM; 1.200 bánh kẹo TGM; hơn 300 hộp trà bột lọc TGM, trên 2 tạ hạt TGM; trên 100 chai bia TGM; 300 gói bún khô…

Anh Hoàng A Páo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Tả Lủng (Mèo Vạc), chia sẻ: Hoa TGM được địa phương trồng để phục vụ du khách trải nghiệm, cũng như bảo tồn loài hoa trên đá với câu chuyện hấp dẫn về nguồn gốc hoa TGM. Tại các điểm có vị trí đẹp, chúng tôi trồng hoa tạo hình để phục vụ du khách chụp ảnh, ngắm hoa, còn những cánh đồng xa, hoặc đất trống người dân cũng tận dụng trồng hoa TGM để lấy hạt chế biến các sản phẩm ẩm thực độc đáo. 

Là một trong những hộ gia đình trồng TGM, bà Vàng Thị Mỷ, xã Tả Lủng chia sẻ. “Ngày xưa thời đói kém, hạt TGM cũng được làm bánh và trộn với ngô để nấu rượu phục vụ gia đình làng xóm. Nay du lịch phát triển, nhờ sức hút loài hoa này, bà con chúng tôi có cơ hội, điều kiện nhân rộng diện tích trồng hoa để phục vụ du khách và làm bánh để bán ra thị trường và cho du khách có cơ hội được thưởng thức...”.

Hiện nay, nhiều hộ dân trồng TGM theo mô hình phục vụ du khách chụp ảnh tại vườn hoa TGM đã có thu nhập ổn định với trên 200 nghìn đồng/ngày.

Hoa TGM mang lại vẻ đẹp thơ mộng, tạo nên nét độc đáo nơi vùng cao núi đá; là loài hoa dùng để chế biến các món ăn, đồ uống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số...Những công dụng từ hoa TGM mang lại đã góp phần cho vùng đất Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Giang. 

Đến nay, Lễ hội hoa TGM đã trải qua 6 mùa, với nhiều ấn tượng để lại trong lòng du khách. Lễ hội hoa TGM lần thứ VI năm 2020, vừa được tổ chức với chủ đề “Sắc hoa cao nguyên đá”. Trong khuôn khổ của Lễ hội, các huyện vùng Cao nguyên đá đã tổ chức nhiều chương trình, giải đua, lễ hội độc đáo, đặc sắc, thu hút hàng nghìn du khách đến tham gia, trải nghiệm. 

Chị Nguyễn Thị Trang, du khách đến từ tỉnh Gia Lai, chia sẻ: Lần đầu tiên chị và gia đình được đặt chân đến Hà Giang và đến Cao nguyên đá Đồng Văn. Chị rất ấn tượng vùng đất này, nhất là các  món ăn được chế biến từ hoa TGMn...

" Bánh nướng TGM có hình tròn, xốp như bánh bao, màu tím nhạt… tôi cảm thấy mình như được ăn một món tinh hoa của đất trời ban”, chị Trang phấn khởi ví von.

Khi tiết trời chuyển lạnh là đồng bào bắt tay vào làm đất trồng hoa và chăm sóc. Với sự cần cù, sáng tạo của đồng bào, du khách đến vùng đất này vừa có thể ngắm hoa, chụp ảnh và thưởng thức các ẩm thực độc đáo làm từ hoa. Vì thế, hoa TGM đã trở thành cây chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi mảnh đất địa đầu tổ quốc.  

Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.