Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Tấm lòng, trách nhiệm của một cô đỡ thôn bản

PV - 14:11, 19/03/2018

“Mỗi đứa bé ra đời trong niềm hạnh phúc của các bà mẹ vùng cao cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc của em”, Thào Thị Se, 30 tuổi-cô đỡ thôn bản (CĐTB) thôn Chúng Pả B, xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn (Hà Giang) bộc bạch.

Cô đỡ thôn bản Thào Thị Se. Cô đỡ thôn bản Thào Thị Se.

 

Không phụ cấp trong công việc, không quà cáp, thậm chí cũng không có lời cảm ơn từ phía các bà mẹ và gia đình khi thai sản được chăm sóc, tư vấn và đỡ đẻ tại nhà, nhưng suốt từ năm 2012 đến nay, Thào Thị Se vẫn miệt mài với công việc bằng cả tình cảm, trách nhiệm với đồng bào mình trong vai trò của một CĐTB. Địa bàn mà chị phụ trách là ba bản vùng cao thuộc xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn.

Phố Cáo là một trong những xã vùng cao, biên giới của huyện Đồng Văn, đời sống của đại bộ phận đồng bào nơi đây còn muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Hằng ngày, tiếp xúc với đồng bào, Se thấu hiểu và chia sẻ với những nỗi khó khăn, vất vả đó, nhất là với chị em phụ nữ, vừa phải lên nương, vừa làm việc nhà, vừa phải chăm sóc, nuôi dạy con cái. Thào Thị Se cho biết: Trước đây, hầu hết chị em phụ nữ ở các bản vùng cao của Phố Cáo đều sinh đẻ ngay tại nhà, mời thầy mo, thầy cúng làm lễ; sinh đẻ tự nhiên. Vì vậy, những rủi ro trong quá trình sinh nở là không thể tránh được. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, khi Se làm CĐTB, các ca sinh đẻ tại nhà thuộc ba bản do cô phụ trách đều được tư vấn, khám thai và chăm sóc tốt, vì vậy, hạn chế được rất nhiều rủi ro cho các sản phụ và trẻ sơ sinh.

Ngoài việc đỡ đẻ tại nhà cho bà con DTTS, các cô đỡ thôn bản còn tích cực tuyên truyền về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. (Trong ảnh: Cô đỡ thô bản Lùng Thị Thắm truyền thông trực tiếp tại bản Lả Chà, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) Ngoài việc đỡ đẻ tại nhà cho bà con DTTS, các cô đỡ thôn bản còn tích cực tuyên truyền về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
(Trong ảnh: Cô đỡ thô bản Lùng Thị Thắm truyền thông trực tiếp tại bản Lả Chà, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên)

 

Kể về những ngày đầu theo học để có được các kỹ năng, kiến thức thăm khám thai, đỡ đẻ cho các sản phụ và trẻ sơ sinh, Se nhớ lại: “Năm 2010 em được đi học CĐTB ở TP. Hà Giang. Chúng em phải ăn ở và học tập trung trong 6 tháng. Vì vậy, em phải mang theo con nhỏ, lúc đó mới được 3 tháng để đi học. Vất vả lắm, nhưng em được các thầy cô giáo động viên, chia sẻ và giúp đỡ nhiều, nên em đã cố gắng học tốt và trở về nhà phục vụ bà con dân bản”.

Trước kia, theo chế độ, mỗi CĐTB được phụ cấp mỗi tháng 200.000 đồng, từ năm 2017 tiền phụ cấp này không còn. Tuy vậy, gắn bó với việc khám thai, đỡ đẻ đã 5 năm nay nên mỗi khi bà con gọi, Se lại hăm hở đến với bà con dù đường sá đi lại vất vả, tốn kém tiền xăng và công sức. Có nhiều khi, thấy vất vả quá, chồng không muốn để Se đi xuống bản nhưng nghĩ tới những ánh mắt trẻ thơ, nỗi mong chờ của sản phụ, cái chân Se lại đi.

Hằng tháng, Se còn cùng Trưởng thôn đi tuyên truyền tới bà con về việc chăm sóc sức khỏe như ăn chín, uống sôi, phát quang bụi rậm xung quanh nhà, nằm màn, diệt muỗi… Với những hiểu biết, kiến thức đã được học, Se tranh thủ thời gian đến từng hộ gia đình phụ nữ có thai để khám thai, vận động chị em đến trạm đẻ; hướng dẫn họ về cách vệ sinh cá nhân, cách vệ sinh cho con nhỏ và cách cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Trong 5 năm qua, Thào Thị Se đã đỡ đẻ tại nhà được 55 ca, khám thai được gần 900 ca; chăm sóc sau đẻ cho hàng trăm bà mẹ và trẻ sơ sinh; phát hiện chuyển viện kịp thời nhiều ca khó, nguy hiểm như ngôi ngang, chuyển dạ đẻ non, tiền sử sản giật, chuyển dạ kéo dài…

Tâm sự với chúng tôi, Thào Thị Se cho biết: “Khi đỡ đẻ cho sản phụ, nếu quý thì sau 3 ngày đặt tên cho con, họ mời đến nhà ăn cơm, còn không thì ngay cả một lời cảm ơn cũng không có. Nhưng vì yêu nghề nên em vẫn muốn gắn bó lâu dài… Em mong lãnh đạo các cấp quan tâm để tất cả các CĐTB đều có phụ cấp hằng tháng như những nhân viên y tế thôn, bản khác để chúng em có tiền mua xăng xe máy đi khám thai, tuyên truyền vận động cho bà con và tiền điện thoại để gọi điện nhờ trạm y tế và các thầy cô giáo mỗi khi chúng em cần hỗ trợ”.

Bác sĩ Sùng Mí Lử, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Phố Cáo cho biết: Từ năm 2012 trở về trước, tình trạng sức khỏe của người dân chưa thực sự được quan tâm vì là xã biên giới, đường sá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, đồng bào DTTTS còn có hủ tục cúng để chữa bệnh, sinh đẻ. Nhưng từ năm 2013 trở lại đây, với đóng góp của đội ngũ CĐTB, nhất là những đóng góp của cô Thào Thị Se, người dân đã có bước chuyển biến nhận thức về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.