Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Tâm thế!

PV - 15:56, 08/03/2018

Những ngày đầu xuân, hàng triệu người dân và cả không ít cán bộ đã và đang bỏ thời gian, công việc, tiền của, tất tả xuôi ngược vào Nam ra Bắc, chen chúc tham gia các lễ hội.

Tâm thành thì họ du xuân, thăm quan vãn cảnh để lòng thanh nhẹ, động viên khích lệ tinh thần cho một năm làm việc, cống hiến.

Nhưng một bộ phận không nhỏ trong số đó đến với lễ hội không phải để tham dự một hoạt động văn hóa, mà là với nhu cầu thực dụng: cầu tài, cầu lộc, cầu quan-như một cách “đầu tư” dựa dẫm thánh thần để mong được phù hộ cho mình nhanh chóng làm giàu, thành đạt. Nhiều cán bộ, công chức, trí thức cũng bê xôi gà, heo quay, vàng mã, đèn nhang đến các đền miếu cầu tài, cầu lộc, cầu quan, xin xăm, coi bói, giải hạn…

Lễ hội khai ấn đền Trần - Ảnh: Hoàng Long Lễ hội khai ấn đền Trần - Ảnh: Hoàng Long

 

Có lẽ vì vậy mà năm nào cũng lũ lượt người và xe đi lễ đền Trần. Người ta tranh nhau, đạp nhau để cướp ấn đền Trần, với mục đích xin phát tài phát lộc, thăng quan tiến chức.

Còn với Lễ hội Minh Thề (Kiến Thụy, Hải Phòng), một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, có giá trị giáo dục đức tính con người, từ chức sắc đến nhân dân, từ người già đến thanh niên phải sống trong sạch, biết bảo vệ của công, dùng của công vào việc công, không tà tâm phá hoại, … (tóm gọn có thể hiểu là lễ hội thề không tham nhũng) thì sao?

Ai hay, bao năm nay, Lễ hội Minh Thề thề không tham nhũng chỉ có trưởng thôn làm chủ tế thề, chẳng thấy tăm hơi quan chức (!).

Kể cũng lạ, mỗi năm đền Trần in khoảng 15 vạn ấn, vậy nếu cứ “cầu” là được thì năm nào cũng có thêm chừng này ông quan (?).

Vậy mới nói, lòng tin đó là sự mê tín đến mù quáng. Không ít trường hợp “cầu quan” chưa thấy đâu mà sau lễ đã bị “mất chức”. Mới nhất là trường hợp Giám đốc Điện lực huyện Bình Lục (Hà Nam), sau khi đi lễ đền Trần về đã bị cách chức do đi lễ trong giờ hành chính. Rồi Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định cũng đình chỉ công tác 7 lãnh đạo và công chức do đi lễ trái quy định, gồm giám đốc, 1 phó giám đốc, kế toán trưởng và 4 công chức.

Lễ hội là vốn quý, là truyền thống văn hóa. Đi lễ hội đầu năm cũng nhằm góp phần gìn giữ, lưu truyền nét đẹp đó. Nhưng phải biết đi với tâm thế như thế nào mới là điều đáng quý, đáng trân trọng.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục