Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Tận diệt giun đất ở Phú Thọ-Nguy cơ hủy diệt hệ sinh thái trong đất

PV - 10:45, 17/07/2019

Thời gian gần đây, tại một số huyện của tỉnh Phú Thọ như Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Hạ Hòa, xuất hiện tình trạng người dân địa phương sử dụng máy kích điện đánh bắt, chế biến giun đất để bán cho thương lái với số lượng lớn. Tình trạng này kéo dài không chỉ hủy diệt loài giun mà còn ảnh hưởng lớn tới tất cả hệ sinh thái trong đất và nguy hại đến tính mạng con người và vật nuôi.

Để thực hiện việc đánh bắt giun đất, các thương lái cung cấp máy kích điện cho người dân và hướng dẫn cách sử dụng, đa phần số máy kích điện đều không rõ nguồn gốc xuất xứ. Người dân dùng máy kích phóng điện xuống khu vực đất có nhiều giun sinh sống. Khi có xung điện, giun ngoi lên mặt đất, người đánh bắt chỉ việc thu gom và tiến hành mổ, phơi hoặc sấy khô để bán cho các tiểu thương.

Có mặt tại xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, chúng tôi gặp một số thương lái dựng lán, ngồi chờ thu mua giun đất của những người dân đi đánh bắt về bán. Tại lán trại, một người đàn ông trung tuổi chuyên thu mua, gom giun đất cho biết, mỗi người dân có thể đánh bắt được từ 20 đến 30kg giun mỗi ngày.

Người dân đổ xô đi kích giun bằng điện (ảnh M.h) Người dân đổ xô đi kích giun đất bằng điện (ảnh M.h)

Một người dân, khu 6 xã Tam Sơn, huyện Cẩm Khê cho biết, anh được các thương lái thuê mổ, công mổ giun được thương lái trả 5 nghìn đồng/1kg. Bình quân một ngày có thể mổ được 1 tạ, cũng kiếm được 500 nghìn đồng.

Tình trạng người nông dân dùng kích điện tận diệt giun đã diễn ra nhiều tháng nay tại các xã thuộc huyện Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Hạ Hòa…; lực lượng chức năng và chính quyền địa phương cũng đã nhắc nhở và yêu cầu người dân dừng ngay việc đánh bắt giun đất.

Điển hình như tại huyện Cẩm Khê, Trung tá Trần Anh Vũ, Đội Trưởng Đội An ninh, Công an huyện cho biết, lực lượng Công an huyện phối hợp với Công an các xã thường xuyên tuần tra và đã phát hiện, lập biên bản đối với một số hộ dân trong việc đánh bắt, thu mua giun đất; cử cán bộ xuống cơ sở, tích cực tuyên truyền giải thích về những tác hại từ việc đánh bắt tận diệt giun đất và việc sử dụng thiết bị cũng không đảm bảo an toàn, rất dễ gây tai nạn, ảnh hưởng đến tính mạng của người trực tiếp sử dụng... nhưng thực tế tình trạng này vẫn đang diễn ra.

Ông Phan Văn Đạo, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ cho biết, con giun đất được ví như một lưỡi cày sinh học của nhà nông, làm cho đất tơi xốp và là một yếu tố quan trọng trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện để sinh ra các chất hữu cơ có lợi cho cây trồng, giúp cho cây trồng phát triển rất tốt.

Một người có thể kích được 20 đến 30kg giun đất mỗi ngày. Một người có thể kích được 20 đến 30kg giun đất mỗi ngày.

Bởi vậy, việc đánh bắt giun đất là một hoạt động hủy diệt làm ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong đất, ảnh hưởng đến môi trường…! Hiện nay, chưa có chế tài xử phạt hành vi sử dụng máy kích điện để bắt giun nên chỉ dừng lại ở việc lập biên bản, nhắc nhở. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp tuyên truyền, vận động, ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ thì, các huyện thành, thị các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý, chủ động nắm bắt tình hình và khi phát hiện các đối tượng dùng kích điện bắt giun tiến hành lập biên bản nhắc nhở, xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ đã tăng cường công tác nắm tình hình, tập trung tổ chức rà soát các điểm, các cá nhân, cơ sở kinh doanh cung cấp máy kích giun, nếu phát hiện có các dấu hiệu vi phạm kinh doanh hàng nhập lậu và hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

TUẤN TRÌNH

Tin cùng chuyên mục
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.