Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tẩn Kim Phu “cây đa văn hóa” của người Dao Sìn Hồ

PV - 15:04, 16/03/2018

Trong số các đại biểu tham dự Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc năm 2017 tại Hà Nội, có nhiều Người có uy tín là những nghệ nhân văn hóa tiêu biểu.

Đối với cộng đồng, họ như những cây đa, cây đề cắm rễ sâu vào mạch nguồn của dân tộc để tỏa bóng mát văn hóa cho con cháu nương theo. Ở Sìn Hồ (Lai Châu), nghệ nhân Tẩn Kim Phu, dân tộc Dao là một “cây đa” tiêu biểu như vậy.

Lên Sìn Hồ tìm hiểu về phong tục, tập quán văn hóa của dân tộc Dao, cán bộ tuyên giáo và người dân đều “mách” chỉ có lão nghệ nhân Tẩn Kim Phu ở khu 6, thị trấn Sìn Hồ là người am hiểu tường tận nhất. Trong các dịp diễn ra các sự kiện văn hóa của địa phương, khi xây dựng các chương trình, tiết mục liên quan đến văn hóa dân tộc Dao, ông Tẩn Kim Phu đều được mời tham gia hợp tác với vai trò cố vấn.

Ông Tẩn Kim Phu là một trong những đại biểu tham dự Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc năm 2017. Ông Tẩn Kim Phu là một trong những đại biểu tham dự Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc năm 2017.

 

Là người say mê với văn hóa truyền thống, ông Tẩn Kim Phu đã bỏ ra rất nhiều thời gian đi sưu tầm, tìm hiểu những lễ nghi, phong tục, tập quán của dân tộc mình qua những ông thầy tào, thầy pụt (thầy cúng), những già làng, trưởng bản... Ông kể, hồi những năm 1960, do chưa hiểu thấu đáo về văn hóa cổ truyền, chưa phân biệt được đâu là phong tục, đâu là hủ tục nên một số loại hình cúng bái đã bị xóa bỏ. Theo đó, một số phong tục ma chay, cưới hỏi của người Dao đã bị mai một.

Sau này, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam ra đời, theo chủ trương của Nhà nước là khôi phục bản sắc văn hóa của từng dân tộc trên đất nước Việt Nam, ông có cơ hội đi tìm và sưu tầm lại những phong tục, văn hóa của người Dao. Rồi những năm làm cán bộ cắm xã, làm Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch HĐND huyện Sìn Hồ đã tạo cơ hội cho ông đi nhiều qua các bản làng, vun đắp dày thêm vốn văn hóa về cộng đồng người Dao.

Ông Phu giải thích, đối với dân tộc Dao, những lễ nghi văn hóa liên quan đến vòng đời người như nghi lễ sinh đẻ, nghi lễ trưởng thành (lễ cấp sắc), nghi lễ hôn nhân, nghi lễ tang ma… đều được cả dòng họ và cộng đồng quan tâm, coi đó là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Để tiến hành những nghi lễ này, chỉ những ông thầy tào có công đức cao, có căn duyên, thông thạo về văn hóa của dân tộc, biết chữ nho đảm trách. Tuy nhiên, nhiều thầy tào, thầy pụt thông thạo phong tục, tập quán nhưng không nói được tiếng phổ thông. Vì vậy, khi tiếp xúc với các thầy, chỉ những người biết tiếng Dao mới ghi chép lại được những lời cúng khấn trong nghi lễ, những tích truyện cổ của người Dao trong các cuốn sách cúng bằng chữ Nho.

Gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc chính là gìn giữ cội nguồn dân tộc. Gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc chính là gìn giữ cội nguồn dân tộc.

 

Sau nhiều năm miệt mài sưu tầm, ông Tẩn Kim Phu đã tập hợp những tri thức dân gian, những câu chuyện cổ để in thành những cuốn sách có giá trị. Tiêu biểu như 2 tập sách “Chuyện cổ người Dao”-kể về sự ra đời của người Dao cũng như nếp ăn, nếp ở, nếp sinh hoạt hằng ngày giữa con người với tự nhiên; cuốn “Chuyện thơ người Dao Khâu”, tập 1, tập 2; cuốn “Nghi lễ trong việc cưới, việc tang của người Dao Khâu”; “Những lời răn dạy đạo đức trong sách cổ của người Dao”...

Từng có nhiều năm làm cố vấn xây dựng chương trình phát thanh tiếng Dao của Đài Phát thanh-Truyền hình Lai Châu, hiện nay, ông Tẩn Kim Phu đang được Đài Tiếng nói Việt Nam mời làm kiểm thính chương trình phát thanh tiếng Dao. Với trách nhiệm của mình, ông hết mình dìu dắt chỉ bảo các biên dịch-phát thanh viên tiếng Dao trẻ mới vào nghề, có nhiều ý kiến đóng góp và còn sáng tác nhiều bài hát, câu truyện hay cho chương trình tiếng Dao của Đài Tiếng nói Việt Nam.

NGỌC ÁNH

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.