Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tản mạn trên dòng Đà Giang

PV - 10:10, 20/02/2019

Với việc xây dựng và đưa vào vận hành các dự án thủy điện trên sông Đà, Tây Bắc đã trở thành trung tâm thủy điện của cả nước, đóng góp tỷ trọng lớn trong nguồn cung của hệ thống điện quốc gia. Thành quả đó có sự đóng góp và hy sinh to lớn của cộng đồng dân cư Tây Bắc, sẵn sàng di chuyển nơi ở để nhường đất cho các dự án thủy điện. Hôm nay, sông Đà đã khoác lên mình chiếc áo mới làm thay đổi diện mạo, đời sống Nhân dân các dân tộc nơi đây cũng đang phát triển từng ngày.

Một góc bản tải định cư Huổi Só (Điện Biên). Một góc bản tải định cư Huổi Só (Điện Biên).

Con sông Đà giờ đây không còn hung dữ với nhiều thác ghềnh, qua các cửa sinh, tử như trong “Người lái đò sông Đà” năm xưa, mà kể từ ngày hệ thống các thủy điện lớn Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình được xây dựng nó đã trở nên hiền hòa hơn, tạo khung cảnh kỳ vĩ, hoang sơ của núi rừng Tây Bắc. Ngồi trên thuyền xuôi dọc Đà Giang giữa cái nắng gió vào những ngày cuối năm, chúng tôi được tận mắt ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của nước sông xanh biếc, rừng núi ngút ngàn, thơ mộng, thấp thoáng những ngôi nhà sàn lợp ngói màu tro xám, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.

Với mục tiêu tất cả vì dòng điện của Tổ quốc, hàng nghìn hộ dân của thị xã Mường Lay (Điện Biên) đã nhường đất cho công cuộc xây dựng thủy điện. Sau công cuộc di dân ấy, Mường Lay hôm nay đã khoác lên mình chiếc áo mới với diện mạo của một thị xã hiện đại đang dần được hình thành. Chạy dọc sườn sông Đà, con đường uốn lượn như dải lụa với những “phố nhà sàn” lợp ngói đá, mái sát mái, ken dày, soi bóng huyền ảo xuống mặt hồ.

Từ khi công trình Thuỷ điện Sơn La được hoàn thành, mực nước lòng hồ dâng cao đến 213m, diện tích rộng cả 100ha đã tạo cho Mường Lay một cảnh quan du lịch sinh thái cực kỳ hấp dẫn, trên núi, dưới hồ. Sáng sớm, mặt hồ điểm xuyết những con thuyền đánh cá, thuyền đưa đón du khách ngược xuôi, tấp nập… Sẽ thật thiếu sót nếu như trải nghiệm vùng lòng hồ mà quên thưởng thức cá sông Đà. Nhiều thực khách sành ăn có sở thích săn lùng cá đặc sản nên dẫu có đắt mấy cũng mua. Có người còn bỏ công, phục tận thượng nguồn tìm cho được những con cá quất, cá lăng, cá anh vũ... của dân làng chài.

Tiếp tục xuôi thuyền và dừng chân bên khu tái định cư bản Huổi Lóng, xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa (Điện Biên), ấn tượng đầu tiên hiện ra trước mắt chúng tôi là đoạn sông Đà dài hơn 30km, nước ngập mênh mông một màu xanh biếc. Ít ai ngờ rằng, dưới độ sâu hàng chục mét nước này, trước kia là bản làng quần tụ của bà con người dân tộc Dao… Vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc, họ đã di vén, rời xa mảnh đất dày công khai hoang để đến các tái điểm định cư mới, nhường lại đất đai, ruộng vườn cho sông Đà dâng ngập.

Thủy điện Lai Châu. Thủy điện Lai Châu.

Nhiều người dân chia sẻ, từ khi sông Đà tích nước đã mang đến cơ hội sinh kế mới từ nguồn tôm, cá dồi dào. Vấn đề giao thương hàng hoá của người dân trong xã đi các tỉnh Sơn La, Lai Châu và ngược lại cũng dễ dàng khi lợi thế đường thuỷ được phát huy. Nhiều gia đình nắm bắt cơ hội, chung nhau đầu tư vó bè cỡ lớn để đánh bắt thuỷ sản, đóng xuồng vận chuyển hàng hoá. Từ đó, Huổi Lóng trở nên sầm uất và là lợi thế cho hơn 100 hộ tái định cư phát triển kinh tế thuỷ sản, khai thác đường sông, trao đổi, mua bán hàng hoá…

Mặt trời ngả bóng, bến Huổi Lóng lại nhộn nhịp. Hàng chục chiếc xuồng nằm gối bãi, dập dềnh theo sóng nước. Thanh niên trai tráng lại tất bật cho chuyến đánh bắt thuỷ sản dài ngày, nhiều phụ nữ cặm cụi với công việc vá lưới. Trên bờ trẻ con nô đùa, tiếng cười vang khắp bến sông. Nhiều chiếc xuồng chở sắn, ngô cũng vừa cập bến…

Tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn rộng rãi, đầy đủ những vật dụng sinh hoạt đắt tiền, chủ nhà Lý A Hi (bản Huổi Lóng) hồ hởi khoe: “Về bản tái định cư, được Nhà nước hỗ trợ tiền, cho nhà ở nên cuộc sống của gia đình đã khá hơn nhiều. Tôi đã có tiền mua xuồng sắt đánh bắt tôm, cá trên sông, kinh tế gia đình cũng ổn định và có thu nhập đều hơn so với trước kia”.

Xuôi mái chèo trên hành trình khám phá Đà Giang, chúng tôi chứng kiến nhiều bản làng vùng cao hôm nay cuộc sống đã ấm no, hạnh phúc hơn. Ánh điện từ dòng sông Đà tạo ra xua đi những tăm tối nơi đại ngàn thăm thẳm. Điều quan trọng hơn, nó đã thắp sáng niềm tin trong đồng bào các dân tộc Tây Bắc nơi đây...

NAM HƯƠNG - HÀ THUẬN

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.