Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Tăng cường phòng chống bệnh dại mùa hè

PV - 22:28, 29/04/2019

Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển sang mùa hè nắng nóng. Đây là thời điểm bệnh dại có khả năng bùng phát và lây lan, gây nguy hiểm đến sức khỏe cho người dân. Để chủ động phòng chống bệnh dại, ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm có số người tử vong cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Theo thống kê gần 10 năm trở lại đây (2009-2018), tỉnh có 50 ca tử vong do bệnh dại, trung bình mỗi năm có 5 ca tử vong, cao nhất năm 2011 với 14 ca; năm 2012 với 12 ca. 3 tháng đầu năm 2019, tỉnh Yên Bái đã có một trường hợp trú tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình bị tử vong do bệnh dại. Hầu hết các ca tử vong đều do bị chó cắn khi chăm sóc chó ốm và không được điều trị dự phòng bằng vắc xin huyết thanh kháng dại.

Để phòng tránh bệnh dại, các hộ gia đình cần đưa vật nuôi chó, mèo đi tiêm phòng đầy đủ. Ảnh TL Để phòng tránh bệnh dại, các hộ gia đình cần đưa vật nuôi chó, mèo đi tiêm phòng đầy đủ. Ảnh TL

Nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong do bệnh dại, Yên Bái đã đặt 13 điểm tiêm phòng dại tại 9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh và cung cấp đủ số vắc xin, huyết thanh kháng dại đáp ứng yêu cầu điều trị dự phòng cho người dân. Đồng thời, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại. Khi bị chó, mèo nghi dại cắn, người dân cần đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng, tuyệt đối không được chủ quan dùng thuốc Nam chữa bệnh. Đồng thời, người dân không được giết mổ và chế biến chó ốm làm thực phẩm; thực hiện tiêm phòng dại đầy đủ cho đàn chó theo chỉ đạo của chính quyền và cơ quan thú y địa phương...

Ông Lê Hồng Quang, Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm -Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh có trên 1.400 ca phơi nhiễm dại được tiêm phòng. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhiều người dân khi bị chó, mèo cắn đã chủ động đến trung tâm để tiêm phòng.

Anh Hà Văn Chiều, dân tộc Tày thôn An Thịnh, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) chia sẻ, cách đây 5 ngày, anh bị chó cắn, sau đó con chó này đã chết. Được nhân viên y tế thôn tuyên truyền, anh đã chủ động đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để tiêm phòng, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Mặc dù sau khi tiêm phòng, anh cảm thấy hơi mệt nhưng yên tâm hơn vì không còn lo bệnh dại phát tác.

Nhằm tăng cường phòng chống bệnh dại, hạn chế thấp nhất các ca tử vong, thời gian tới, ngành Y tế Yên Bái tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các Trung tâm Y tế huyện, thành thị chủ động giám sát, phát hiện người có phơi nhiễm với bệnh dại, thống kê, lập danh sách số đã tiêm và chưa tiêm theo hệ thống báo cáo dịch hằng ngày. Ngành Y tế phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y nắm bắt và cung cấp thông tin về tình hình chó dại trên địa bàn để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng tăng cường hoạt động truyền thông trên loa truyền thanh xã, trực tiếp đến tại các gia đình và tổ chức các buổi họp dân tại cộng đồng về sự nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng bệnh; khuyến cáo người dân nên tiêm phòng đầy đủ và không thả rông chó mèo. Nhất là các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, như ở các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, nơi người dân vẫn có thói quen thả rông chó, mèo và chưa thật sự quan tâm tới vấn đề phòng chống bệnh dại.

Cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái cũng khuyến cáo, khi bị chó, mèo cắn, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng dại kịp thời, tuyệt đối không dùng thuốc Nam, không tự chữa tại nhà…

ĐINH THÙY

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.