Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Tạo bước phát triển mới cho vùng đồng bào DTTS ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thanh Hải - 16:55, 03/04/2022

Dấu ấn của Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20/1/2003 và Kết luận 28-KL/TW ngày 14/8/2012 về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ đang mang lại diện mạo mới về cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS, giảm nhân tỷ lệ đói nghèo, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống... mà hơn thế, những kết quả đạt được trên nhiều lĩnh vực sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 21 và Kết luận 28, đã củng cố tăng thêm niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị; là động lực để người dân vùng DTTS nơi đây tiếp tục vươn lên xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no giàu đẹp.

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS khu vực ĐBSCL (Ảnh: Tư liệu)
Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS khu vực ĐBSCL (Ảnh: Tư liệu)

Những con số “biết nói”

Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20/1/2003 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng ĐBSCL thời kỳ 2001 - 2010 và Kết luận 28 -KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2020, vùng đồng bào DTTS khu vực ĐBSCL đã có bước phát triển nhanh, toàn diện trên casclinhx vực đời sống xã hội.

Điểm nhấn rõ nhất là thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS đến năm 2020 đạt 25 triệu đồng/người/năm. Thu nhập tăng cùng với đời sống được đảm bảo đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ hộ nghèo. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của đồng bào DTTS khu vực ĐBSCL là 3,79%/năm. So với các vùng khác (trừ vùng Đồng bằng sông Hồng), vùng ĐBSCL có tỷ lệ hộ nghèo DTTS/tỷ lệ hộ nghèo chung của vùng thấp nhất trên toàn quốc, là 16,61% (bình quân vùng DTTS và miền núi 61,29%).

Từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các chương trình, nguồn vốn, lồng ghép qua từng năm, nên đường giao thông từ trung tâm xã/phường/thị trấn đến trung tâm huyện/quận/thị xã được cứng hóa, đạt 97,56% so với mức bình quân chung cả nước là 98,2%. 

Hiện nay, hơn 3/4 số thôn thuộc các xã vùng DTTS đã có nhà văn hóa/sinh hoạt cộng đồng, tăng 14,2 điểm phần trăm so với năm 2015. Còn tỉ lệ xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, vùng ĐBSCL, có tỷ lệ cao thứ hai cả nước với 435/463 xã (đạt 94,2%), cao hơn 10,7% so với bình quân chung cả nước.

Cơ sở vật chất trường lớp ngày càng khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Nhờ vậy, tỉ lệ học sinh vùng DTTS đi học đúng độ tuổi ngày càng cao. Đến nay, tỷ lệ biết đọc biết viết chữ phổ thông của người DTTS từ 15 tuổi trở lên là 81,49%, tăng 2,29% điểm phần trăm so với năm 2015. So với các vùng khác, vùng ĐBSCL có số người dân biết văn hóa và điệu múa truyền thống cao nhất

Chất lượng y tế, nhận thức của người dân vùng DTTS khu vực ĐBSCL về y tế có nhiều chuyển biến đáng mừng. Tỷ lệ người dân có sử dụng BHYT là 96,13%; số trạm y tế xã có bác sĩ ở vùng ĐBSCL đạt 77,3%; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đến khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế 98,4%, cao hơn so với bình quân chung cả nước và cao nhất so với tất cả các vùng khác. Vùng ĐBSCL có tỷ lệ hộ DTTS sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh cao nhất với 99,49%.

Những ngôi nhà xây kiên cố, những con đường bê tông sạch đẹp xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng đồng bào DTTS khu vực ĐBSCL
Những ngôi nhà xây kiên cố, những con đường bê tông sạch đẹp xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng đồng bào DTTS khu vực ĐBSCL

Tạo bước phát triển mới 

Đánh giá một cách tổng thể về tiềm năng, lợi thế, thì kết quả phát triển vùng DTTS ở khu vực ĐBSCL còn chậm. Nguyên nhân là vùng ĐBSCL có 43 DTTS với 1.310.007 người, sinh sống thành cộng đồng ở 9 tỉnh, thành phố, nhưng phần đông đồng bào sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đời sống của đồng bào DTTS vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là dân tộc Khmer. Chất lượng nguồn nhân lực của vùng hiện vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động người DTTS thất nghiệp trong vùng cao nhất nước.

Trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 Phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong đó có vùng ĐBSCL.Theo đó, đã đề ra mục tiêu là: “Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn ĐBKK...”.

Rất nhiều những chỉ tiêu, mục tiêu đã được đưa ra để vùng DTTS khu vực ĐBSCL hướng đến, nỗ lực thực hiện. Đó là tăng thu nhập bình quân của người DTTS bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; giảm hộ nghèo DTTS xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng đồng bào DTTS, hằng năm thu hút 3% lao động sang làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ.

 Đến 2030, có 40% lao động người DTTS biết làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Phấn đấu có 80% số hộ nông dân người DTTS làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa. Xóa tình trạng nhà ở tạm, dột nát; ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái; duy trì, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng. Trên 85% số xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân....

Để đạt được mục tiêu đặt ra, là cả “núi việc” phải làm, trong đó đòi hỏi vai trò trách nhiệm  cao hơn nữa của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, vươn lên của chính mỗi người dân.