Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Hoàng Quý - 3 giờ trước

Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên)
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên)

Phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên) cho biết, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, sẽ xuất hiện các trường hợp ở khu vực miền núi, địa bàn rộng lớn, khu vực dân cư này ở xã này nhưng đi đến trung tâm của xã khác để thực hiện hoạt động bầu cử mất rất nhiều thời gian. Trong khi đó, khu dân cư này lại gần với một trung tâm của đơn vị hành chính xã bên cạnh, chúng ta nên điều chỉnh khu vực dân cư đó về tổ bầu cử ở một xã bên cạnh để phù hợp và thuận lợi hơn trong công tác bầu cử.

Theo đó, đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần quy định trong trường hợp cần thiết để Ủy ban bầu cử cấp tỉnh điều chỉnh, tạo một điểm mở để xử lý được trong các trường hợp thực tiễn.

Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang)
Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang)

Đồng quan điểm trên, đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang) cũng cho biết, việc phê chuẩn khu vực bỏ phiếu là nội dung quan trọng và trước đây đã giao cho cấp trên phê chuẩn là UBND cấp huyện. Tới đây với quy mô cấp xã lớn hơn sau sáp nhập và điều kiện địa lý khó khăn ở một số địa bàn, việc cấp tỉnh điều chỉnh khi cần thiết có thể không đủ sát sao và khó khăn trong quá trình thực hiện.

Theo đó, đại biểu đề nghị giao cho cấp xã quyết định là phù hợp với chủ trương phân cấp, phân quyền. UBND cấp tỉnh nên tập trung vào ban hành hướng dẫn chung, kiểm tra, giám sát, thay vì phê duyệt cụ thể, để bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả cao quy trình hiệp thương.

Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng liên quan các dự án luật, đề nghị xây dựng luật và phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.