Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động là người DTTS

Xuân Phú - 10:23, 02/12/2019

Theo báo cáo của Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đến nay, nhà trường đã tuyển sinh lao động là người DTTS thuộc 41 thành phần dân tộc vào học nghề và làm việc tại các đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp TKV.

Lao động người DTTS đăng ký học nghề và làm việc tại TKV
Lao động người DTTS đăng ký học nghề và làm việc tại TKV

Đào tạo nhân lực ngành mỏ…

Trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển, Thạc sĩ Vũ Văn Thịnh, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh - Trường Cao đẳng TKV cho biết: Trung tâm được Tập đoàn TKV “đặt hàng” việc tuyển sinh, đào tạo nghề mỏ hầm lò cho các đơn vị của ngành Than. Theo đó, người học nghề mỏ hầm lò được Tập đoàn TKV hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo, kinh phí ăn, ở tại khu nội trú của nhà trường và được ưu tiên bố trí việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Hiện nhu cầu nhân lực ngành mỏ hầm lò để phục vụ các dự án sản xuất than hầm lò, mở rộng quy mô sản xuất, nâng sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia hằng năm rất lớn.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường, để đáp ứng nhu cầu lao động cho các đơn vị ngành Than, Trường Cao đẳng TKV luôn xác định, công tác tuyển sinh và đào tạo thợ lò có chất lượng cho ngành Than là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Hiện Trường Cao đẳng TKV là trung tâm đào tạo thợ lò lớn nhất Việt Nam. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua Trường Cao đẳng TKV luôn ưu tiên và tập trung đầu tư tối đa về mọi mặt (hệ thống tuyển sinh, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình giáo trình...) để đào tạo các nghề mỏ hầm lò cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn TKV.

“Chúng tôi đã xây dựng Trường Cao đẳng TKV trở thành trung tâm kết nối chính sách tuyển dụng, đào tạo thợ lò của các doanh nghiệp của Tập đoàn TKV với thị trường nhân lực tại các địa phương; gắn kết chặt chẽ mối quan hệ hữu cơ: Doanh nghiệp – Nhà trường – Địa phương”, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn nhấn mạnh.

Ưu tiên lao động là người DTTS

Trong quá trình đào tạo nghề, Nhà trường luôn ưu tiên tuyển dụng đào tạo nghề cho lao động người DTTS để làm việc tại các đơn vị ngành Than. Cụ thể trước năm 2010, lao động người Kinh đến học nghề tại Trường Cao đẳng TKV và vào làm việc tại ngành Than chiếm trên 98%, đến từ các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, như: Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định...

Tuy nhiên, sau năm 2010, đặc biệt từ năm 2015 lại đây, tỷ lệ người DTTS đến học nghề và làm việc tại ngành Than ngày càng tăng, cụ thể, năm 2016, Trường mời gọi lao động DTTS đến học nghề mới có 992 người, năm 2016 được 1.191 người, năm 2018 lên 2.346 người và năm 2019 (9 tháng) đã thu hút được 3.588 lao động người DTTS đến học nghề và làm việc tại các đơn vị ngành Than thuộc 41 thành phần người DTTS của 63 tỉnh, thành phố đến học nghề và làm việc lâu dài tại các đơn vị ngành Than. Trong đó, người dân tộc Mông chiếm nhiều nhất, có tới 2.714 lao động, tiếp đến là dân tộc Dao: 1.505 lao động, dân tộc Tày: 1.450 lao động… chiếm xấp xỉ 70% lao động đến học nghề tại Trường Cao đẳng TKV và vào làm việc tại 16 đơn vị thành viên của Tập đoàn TKV.

Lao động người DTTS đang đóng góp quan trọng cho phát triển của ngành Than và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia cho đất nước.

Tin cùng chuyên mục
Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Từ 1/7/2025, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 15 năm trở lên, thì được hưởng lương hưu nếu đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động. Ngoài tiền lương hưu, người lao động còn được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.