Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tết A Za của đồng bào Pa Kô

PV - 13:48, 14/12/2017

Lên huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên-Huế) những ngày này, khắp nơi trên các bản làng của đồng bào dân tộc Pa Kô đang rộn ràng chuẩn bị đón Tết A Za-tết truyền thống của đồng bào trên đỉnh Trường Sơn.

Những lễ vật dâng lên Giàng

Tết A Za được bắt đầu từ ngày 27/12 (tức mùng 6/11 âm lịch) kéo dài cho đến hết ngày 24/12 (âm lịch) khoảng thời gian này, mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất để tổ chức Tết A Za. Theo quan niệm của đồng bào Pa Kô hai ngày tốt nhất để đón A Za đó là ngày mùng 6/11 và ngày 24/12 (âm lịch), đó là thời điểm mặt trăng đẹp nhất.

Già làng Hồ Văn Hạnh (thôn Lê Treeng 1, xã Hồng Trung , huyện A Lưới) đang mời Giàng về ăn A Za Già làng Hồ Văn Hạnh (thôn Lê Treeng 1, xã Hồng Trung , huyện A Lưới) đang mời Giàng về ăn A Za

 

Tết A Za trong tiếng nói của đồng bào Pa Kô chính là Tết cơm mới, hay lễ hội tri ân cây lúa. Bởi cây lúa là đại diện cho tất cả các giống cây trồng khác đã cho bà con cái bụng no ấm. Nên trong phần nghi thức cúng, dâng lễ vật lên Giàng thì không thể thiếu cây lúa và một đĩa cơm trắng, được lấy từ những hạt lúa ngon nhất trong thửa ruộng của mỗi gia đình của đồng bào Pa Kô.

Chúng tôi có mặt ở nhà già làng Hồ Văn Hạnh, thôn Lê Treeng 1, xã Hồng Trung, huyện A Lưới để trực tiếp chứng kiến nghi thức linh thiêng mà đồng bào Pa Kô chờ đợi.

Các thành viên trong gia đình, mỗi người một tay chuẩn bị cho ngày Tết. Vợ của già làng Hạnh ra ngoài vườn chọn những nải chuối xanh đẹp nhất, những cây mía to, cao nhất chặt mang vào trong nhà, rửa sạch và sắp lên mâm lễ. Già Hạnh loay hoay với những tấm zèng mới và treo lên quanh nhà, với quan niệm: “Những tấm zèng không thể thiếu trong Tết A Za, bởi nó tượng trưng cho sự đùm bọc, gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình”.

Những lễ vật được chuẩn bị để cúng Giàng như: chuột hang, thịt (hươu, nai, lợn… săn được trong rừng), cá trắng suối, gà trống luộc, cơm nếp được nướng trong ống tre, cơm trắng, những bát tiết canh, bánh a quát, rượu, nước trắng, chuối xanh, mía... Đặc biệt, trong những lễ vật không thể thiếu trong Tết A Za là những bát tiết canh (có thể là tiết canh lợn, dê, vịt…) cũng theo già làng Hạnh giải thích: “Những bát tiết canh sẽ làm kích thích thần linh hơn, họ sẽ nhanh chóng trở về với bản làng, với mỗi gia đình khi bắt đầu vào lễ cúng”.

Say đắm với những điệu nhảy, tiếng khèn

Sau khi đã chuẩn bị xong các lễ vật, Tết A Za được bắt đầu khi tiếng pháo ở trong bếp. Pháo mà đồng bào Pa Kô sử dụng đó là những thanh tre còn có ngố ở hai đầu, không khí không thể vào được. Thường là người phụ nữ sẽ ngồi trong bếp, nung nóng những thanh tre đó lên và khi người chồng ở trên nhà báo hiệu thì người vợ sẽ đập mạnh những thanh tre này phát ra âm thanh như pháo nổ.

Với ba tiếng nổ liên tục ở dưới bếp là lúc nghi lễ cúng Giàng được bắt đầu.

Những điệu nhảy, tiếng khèn, tiếng chiêng trống, tiếng hát của đồng bào Pa Kô luôn làm sôi động miền sơn cước Những điệu nhảy, tiếng khèn, tiếng chiêng trống, tiếng hát của đồng bào Pa Kô luôn làm sôi động miền sơn cước

 

Người chủ lễ thường là đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình, khi pháo nổ thì chủ lễ hú to để mời Giàng về nhà. Những tiếng trống, chiêng được vang lên từ đầu buổi lễ cho đến khi kết thúc.

Đặc biệt, khi cúng Giàng phải có một người đại diện cho họ đến chứng kiến buổi lễ đó. Năm nay, già Quỳnh Nghìn (67 tuổi, thôn Lê Treeng 1, xã Hồng Trung) đã tới dự Tết A Za ở nhà già làng Hồ Văn Hạnh. Già Quỳnh Nghìn cho biết: Theo quan niệm từ xa xưa của đồng bào, mỗi khi mời Giàng về thì phải có sự chứng kiến của một người khác nữa trong họ, thể hiện sự đoàn kết, vui vẻ. Nếu không có người đến dự là một điều “cữ” (kiêng kị), bởi chủ lễ nếu làm không đúng thì sẽ bị Giàng “phạt”.

Khoảng 10h trưa, khi làm xong lễ cúng ở mỗi nhà thì đại diện các dòng họ sẽ mang mâm lễ vật tới nhà Rông để tổ chức A Za cho cả bản mình. Già làng sẽ là người đại diện cho các dòng họ trong bản tiến hành nghi lễ cúng Giàng, cũng tương tự như cúng trong mỗi gia đình. Và sau đó là phần hội, bà con ăn uống chúc tụng nhau, họ nhảy múa ca hát cho đến tận sáng ngày hôm sau. Dịp A Za là lúc gắn kết sự bền chặt, thân thiết giữa các bản làng này với bản làng khác cùng chung sống trên dải Trường Sơn.

Những điệu nhảy vui tươi, những tiếng vỗ tay reo hò và những nụ cười rạng rỡ trên môi của đồng bào Pa Kô trên đỉnh Trường Sơn khi đang đắm chìm trong tiết trời ấm áp của mùa xuân. Những lời cầu nguyện lên Giàng với mong ước một năm mới, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấp, người đi buôn cầu mua may bán đắt, người đi săn thì cầu gặp nhiều: hươu, nai…

Đặc biệt, tiếng khèn, tiếng tù và, tiếng trống chiêng làm say đắm người nghe và vọng vang cả đỉnh Trường Sơn khiến những vị khách “không nỡ rời xa”…

Mai Vy - Tiến Cường

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.