Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tết nhảy của đồng bào Dao

PV - 10:35, 19/02/2019

Đồng bào dân tộc Dao tỉnh Tuyên Quang vừa tái hiện Nghi lễ đón Tết Cổ truyền (trích đoạn Tết nhảy) với mong muốn vượt qua gian khổ, đoàn kết và cầu cho mưa thuận gió hòa.

Điệu nhảy bắt ba ba của đồng bào Dao quần chẹt khi thực hiện nghi lễ. Điệu nhảy bắt ba ba của đồng bào Dao quần chẹt khi thực hiện nghi lễ.

Theo phong tục, người Dao ăn Tết trước Tết Nguyên đán khoảng nửa tháng. Tết Nhảy và Tết Nguyên đán là hai cái tết được người Dao tổ chức to nhất.

Theo quan niệm của đồng bào Dao, trong cuộc sống con người phải trải qua nhiều trắc trở, rủi ro, hằng năm phải khấn trời đất, thần linh, tổ tiên để được cứu giúp, trừ giải những oan trái, bất hạnh, ban cho những điều may mắn, hạnh phúc.

Thầy Mo làm lễ trước ban thờ tổ tiên. Tết nhảy hay “Nhiang chăm Đao” là nghi lễ cúng Bàn Vương-thủy tổ của dân tộc Dao. Thầy Mo làm lễ trước ban thờ tổ tiên. Tết nhảy hay “Nhiang chăm Đao” là nghi lễ cúng Bàn Vương-thủy tổ của dân tộc Dao.

Tết nhảy chỉ tổ chức tại không gian “Nhà cái” (nhà có bàn thờ tổ) đây là việc của mỗi gia đình, nhưng được cả Bản chung tay góp sức, nên cũng được coi như Tết chung của cả vùng thể hiện lòng thành kính biết ơn, tri ân công đức của tổ tiên.

Múa kiếm: thể hiện đường kiếm, lúc đâm chém thú dữ, lúc tự vệ khi kẻ thù tấn công. Múa kiếm: thể hiện đường kiếm, lúc đâm chém thú dữ, lúc tự vệ khi kẻ thù tấn công.

Tết nhảy thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày mùng 1 đến 25 tháng Chạp và được cúng vào buổi sáng, thời gian tiến hành kéo dài 3 ngày 3 đêm. Chủ nhà ấn định ngày, mời dân làng làm giúp các việc như: cắt giấy, chẻ que làm cán cờ, bổ cây đẽo dao, kiếm, rìu, búa, súng, lệnh bài… theo số lượng chủ nhà tính toán.

Nụ cười em gái Dao ngày Tết. Nụ cười em gái Dao ngày Tết.

Tất cả mọi công việc được diễn ra nhanh chóng làm không khí càng thêm tấp nập.

NGHĨA HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.