Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tết “yêu thương” trên những làng Chăm ở An Giang

N. Tâm - H. Diễm - 15:51, 09/07/2022

RYA Haji là Tết cổ truyền của đồng bào Chăm, còn có nghĩa là Tết của sự yêu thương, tha thứ đang về trên những làng Chăm hiền hòa ở An Giang. Sự rộn ràng, tươi vui hiện diện ở khắp các gia đình, các Thánh đường, và thấp thoáng sau chiếc khăn che mặt của cô gái Chăm dịu dàng...

Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc thăm, chúc mừng giáo cả nhân ngày vui của dân tộc
Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc thăm, chúc mừng giáo cả nhân ngày vui của dân tộc

Đồng bào Chăm ở An Giang có 17 nghìn người, tất cả đều theo đạo Hồi giáo Islam, sinh hoạt ở 12 thánh đường và 16 tiểu thánh đường. Tết RYA Haji năm nay, diễn ra trong 3 ngày từ 9/7 - 11/7, vào dịp này mọi người tạm gác lại công việc làm ăn, buôn bán, đến thánh đường hành lễ nhiều hơn để có nhiều ân phước, đồng thời xin tha thứ cho nhau những chuyện không vui đã qua; các gia đình sửa soạn lại nhà cửa, trang trí đèn hoa rực rỡ để đón Tết.

Những năm qua, nhờ hiệu quả từ các chương trình hỗ trợ đồng bào DTTS, đời sống của đồng bào Chăm đang dần được cải thiện, các hoạt động văn hóa tinh thần ngày càng phong phú. 

Giáo cả Haji Jacky (Trưởng ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang) cho biết, những năm qua, cộng đồng người Chăm An Giang luôn nhận sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng bộ, chính quyền, mặt trận, đoàn thể tỉnh An Giang nên đời sống vật chất ngày càng phát triển, đời sống tinh thần ngày càng phong phú. 

Với phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”, các chức sắc, giáo cả luôn tuyên truyền cho tín đồ tinh thần yêu nước, đoàn kết gắn bó, đồng hành với dân tộc, thực hiện đúng giáo lý của Islam gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn tích cực quan tâm, tạo điều kiện đưa tiếng nói và chữ viết Chăm vào chương trình dạy song ngữ của trường tiểu học, giúp con em đồng bào Chăm được học tiếng và chữ viết của dân tộc mình. Nhiều em đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trở về phục vụ địa phương.

Còn ông Saho Thamid, Người có uy tín trong đồng bào người Chăm ở xã Châu Phong bộc bạch: Nhờ sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước mà cuộc sống đồng bào Chăm mới phát triển như ngày nay, xóm Chăm giờ đã đổi thay rất nhiều, cuộc sống của đồng bào không còn bấp bênh như trước, Nhà nước tạo điều kiện cho nhiều đồng bào Chăm có công ăn việc làm, hỗ trợ vốn, hướng dẫn làm ăn phát triển kinh tế gia đình. 

"Năm nay, không khí người Chăm đón Tết RYA Haji vui lắm, vì nhiều đoàn đến tặng quà cho các thánh đường, các vị giáo cả, Người có uy tín, bà con nghèo, gia đình chính sách...những nghĩa cử này, làm cho ngày Tết yêu thương và tha thứ của chúng tôi càng thêm ý nghĩa”, ông Saho Thamid chia sẻ.

Làng Chăm An Giang được đầu tư khang trang, giao thông thuận lợi
Làng Chăm An Giang được đầu tư khang trang, giao thông thuận lợi

Đưa chúng tôi tham quan, thánh đường NIAMAH và những con đường quanh các làng Chăm, ông Men Pho Ly, Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang cho biết: Hiện nay, 100% ấp, xã vùng dân tộc Chăm tại An Giang đều có điện lưới quốc gia, có nhà máy nước. Gần 98% hộ được lắp điện và nước sạch sinh hoạt đảm bảo. Đa số đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, 8 xã vùng đồng bào Chăm có nhà văn hóa, trạm phát thanh phục vụ sinh hoạt cộng đồng, trong đó nhiều xã đạt tiêu chuẩn xã văn hóa. 

Đời sống của bà con được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng, số hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2022, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh đã vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm được trên 9 tỷ đồng trong công tác xây dựng nông thôn mới, xây nhà Đại đoàn kết, phát quà cho các em học sinh, hỗ trợ tín đồ khó khăn,

Ngoài chăm lo, ổn định đời sống vật chất cho đồng bào, chính quyền địa phương cũng nỗ lực chăm lo cho đời sống văn hóa, tinh thần, nhất là trong những dịp lễ Tết trọng đại của đồng bào. Trong không khí đón tết yêu thương của đồng bào Chăm, các đoàn công tác từ Trung ương đến địa phương đến thăm hỏi, tặng quà Tết cho đồng bào, điều này làm cho ngày Tết RYA Haji yêu thương thêm đượm thắm tình đoàn kết dân tộc, sợi dây gắn kết giữa Đảng, Nhà nước và đồng bào thêm bền chặt.

Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Chăm được quân tâm tổ chức thường xuyên
Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Chăm được quan tâm tổ chức thường xuyên

Để thể hiện sự quan tâm với những ngày Lễ, Tết của đồng bào Chăm từ Trung ương đến địa phương đã trao nhiều suất quà ý nghĩa tạo thêm sự ấm áp yêu thương trong dịp tết này, như đoàn công tác của Uỷ ban Dân tộc, do Thứ trưởng Lê Sơn Hải làm trưởng đoàn; Đoàn công tác của Tỉnh ủy An Giang do ông Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang làm Trưởng đoàn, và nhiều đoàn khác của Ban dân tộc tỉnh, Công an tỉnh ....đã đến thăm và tặng quà cho Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo, các Thánh đường, cá nhân là gia đình chính sách, các vị chức sắc, chức việc, Người có uy tín tiêu biểu và hộ nghèo. Thăm, chúc Tết và tặng quà cho Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang cùng bà con đồng bào dân tộc thiểu số Chăm An Giang.

Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.