Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thái Nguyên: Công tác tuyên truyền góp phần đẩy lùi nạn tảo hôn vùng DTTS

Khánh Sơn - 17:56, 07/08/2023

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, coi đây là giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa, đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS. Nhờ đó, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã từng bước được đẩy lùi.

Nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được tỉnh Thái Nguyên triển khai hướng về cơ sở.
Nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được tỉnh Thái Nguyên triển khai hướng về cơ sở.

Chú trọng công tác tuyên truyền

Theo số liệu báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, trong giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh có 508 cặp tảo hôn trong đồng bào vùng DTTS&MN chiếm 1,77%, sau nhiều năm thực hiện các giải pháp đến nay tỷ lệ này còn dưới 1%. Từ năm 2016 đến nay toàn tỉnh đã chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS&MN.

Thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 3429/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”; Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 23/2/2021 về  thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025” (Giai đoạn II). Theo đó, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố đã tích cực triển khai nhiệm vụ của đề án như: Chủ động xây dựng, triển khai, nhân rộng mô hình điểm đối với địa bàn vùng DTTS có tỷ lệ hoặc nguy cơ cao về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...

Nhằm thực hiện hiệu quả Đề án, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu về tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS và miền núi bằng phiếu điều tra. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng, lựa chọn nội dung, cách thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng địa phương, từng dân tộc. 

Với vai trò là cơ quan thường trực, hằng năm, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền nhiều lượt tin, bài; phát hành hằng trăm cuốn Sổ tay Hỏi - Đáp pháp luật về hôn nhân gia đình và tổ chức tập huấn cho hằng nghìn lượt người là bí thư chi bộ, trưởng xóm, Người có uy tín và người dân vùng DTTS và miền núi về nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Bên cạnh đó, các sở, ngành chức năng tỉnh Thái Nguyên cũng đã tích cực vào cuộc. Điển hình, như Sở Tư pháp đã đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức biên soạn, in ấn và phát hành các tài liệu, tờ rơi, sách Hỏi - đáp pháp luật có nội dung về đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Theo đó, từ năm 2016 - 2021, Sở Tư Pháp đã phát 2.200 tờ rơi; phát 670 tập đề cương giới thiệu Luật Hôn nhân và Gia đình; tổ chức 406 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho trên 40.000 lượt người là đồng bào DTTS.

Cùng với đó, các huyện, thành phố tỉnh Thái Nguyên cũng đã cung cấp 32.140 tờ rơi, pano, áp phích cho 14.738 người; tổ chức 1.672 lớp tập huấn cho 68.728 lượt người và 632 hội nghị cho 46.008 lượt người liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. 100% xóm, bản vùng DTTS và miền núi ngoài việc tuyên truyền đến người dân còn đưa vào hương ước, quy ước của xóm những nội dung liên quan đến tảo hôn.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTTS năm 2023.
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTTS năm 2023.

Nỗ lực ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tảo tôn và hôn nhân cận huyết thống

Theo chia sẻ của ông Dương Văn Phong, Bí thư Chi bộ xóm Đồng Tâm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương: Nhờ có sự tuyên truyền tích cực của các cơ quan, ban, ngành, từ năm 2021 trở lại đây, nhận thức của đại bộ phận đồng bào ở xóm Đồng Tâm về Luật hôn nhân gia đình đã được nâng lên đáng kể. Trên địa bàn hiện không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Người dân đã nhận thức được tảo hôn là vi phạm pháp luật nên chú trọng giáo dục, dạy bảo con cháu, người thân trong gia đình, dòng tộc thực hiện tốt chính sách dân số, nói không với nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Một trong những thành công của tỉnh Thái Nguyên trong công tác tuyên truyền, đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thông trong đồng bào DTTS là công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành, đoàn thể đã được chú trọng. Đơn cử như, mới đây, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước (Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các huyện, thành phố trên địa bàn tổ chức Hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thái Nguyên năm 2023 cho hơn 100 đại biểu là Bí thư chi bộ, Trưởng xóm, Trưởng các đoàn thể ở xóm, Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS.

Tuyên truyền, vận động và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được tỉnh Thái Nguyên triển khai hướng về cơ sở.
Tuyên truyền, vận động và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được tỉnh Thái Nguyên triển khai hướng về cơ sở.

Tham dự Hội nghị, các đại biểu đã được báo cáo viên truyền đạt thông tin, tư vấn quy định của pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đến sức khỏe và đời sống của con người, Cùng với đó là những quy định của pháp luật về xử phạt đối với hành vi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… Trong khuôn khổ hội nghị, các câu hỏi, thắc mắc của đại biểu về các vụ việc liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống xảy ra tại các khu dân cư được Ban Tổ chức xem xét giải thích, tư vấn tại chỗ cụ thể, rõ ràng.

Trước đó, Phòng Dân tộc huyện Đồng Hỷ phối hợp UBND hai xã Cây Thị và Hợp Tiến tổ chức hai Hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi cho 240 người là Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm, trưởng các đoàn thể, Người có uy tín trong đồng bào DTTS và miền núi, nhóm vị thành niên, thanh niên là người DTTS trên địa bàn. Tại buổi tuyên truyền, các đại biểu đã được nghe các báo cáo viên cung cấp các thông tin cơ bản về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đến sức khỏe và đời sống Nhân dân…

Ông Lại Văn Hòa, Người có uy tín của xóm Trại Cau, xâ Cây Thị, một trong những người đã tham gia hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS do Phòng Dân tộc huyện Đồng Hỷ phối hợp UBND hai xã Cây Thị và Hợp Tiến tổ chức cho biết, thông qua Hội nghị, tôi và nhiều đại biểu đã được cung cấp thông tin, củng cố và nâng cao kiến thức, trách nhiệm trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Từ đó, củng cố kiến thức, vận dụng vào thực tế để công tác tuyên truyền, vận động đồng bào chung tay đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống ngày một hiệu quả hơn…

Bằng sự nỗ lực và nhiều giải pháp quyết liệt trong công tác tuyên truyền, cơ quan công tác dân tộc tỉnh Thái Nguyên, các sở, ngành, huyện, thành phố đã triển khai có hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 -2025” và Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình MTQG 1719. Từ đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành vi trong hôn nhân ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số, sức khoẻ sinh sản và nguồn nhân lực trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.

Trong giai đoạn 2016-2021, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp 32.140 tờ rơi, pano, áp phích cho 14.738 người; tổ chức 1.672 lớp tập huấn cho 68.728 lượt người và 632 hội nghị cho 46.008 lượt người liên quan đến Luật Hôn nhân và Gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. 100% xóm, bản vùng DTTS và miền núi tuyên truyền đến người dân về phòng chống tảo hôn và còn đưa vào hương ước, quy ước của xóm.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm đổi thay toàn diện đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà (Kon Tum). Tạo nên những bước chuyển biến sâu sắc và tích cực trong tư tưởng, nhận thức, đời sống của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng.