Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Thái Nguyên: Tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS

Thiên An - Mỹ Dung - 12:12, 05/06/2022

Việc thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” của tỉnh Thái Nguyên đã thu được nhiều kết quả khả quan, đáng ghi nhận. Trên cơ sở này, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án giai đoạn 2022 - 2025.

Tiết học tăng cường tiếng Việt của cô và trò tại phân trường Bản Tèn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Tiết học tăng cường tiếng Việt của cô và trò tại phân trường Bản Tèn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Theo kế hoạch việc thực hiện Đề án cụ thể như sau: Đối với cấp học mầm non, tập trung tăng cường dạy tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ tại 41 trường (thuộc 5 huyện: Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Định Hóa và Phú Bình); đối với cấp tiểu học, tập trung dạy tiếng Việt đến học sinh lớp 1, lớp 2 là người DTTS học tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tập trung tăng cường tiếng Việt tại 45 trường tiểu học (thuộc 3 huyện Võ Nhai, Định Hóa và Đồng Hỷ).

Những trường mầm non, tiểu học nằm trong kế hoạch này sẽ được trang bị các bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học, tài liệu hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học (dành riêng cho giáo viên) và học liệu (sách, tranh thơ, truyện, thẻ chữ cái).

Trên thực tế, việc tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông vùng DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.