Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Thẩm định Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Việt Cường - 09:47, 19/10/2019

Ngày 19/10/2019, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3 và đối tượng 4 (chuyên đề giảng dạy). PGS. TS Nguyễn Viết Thảo - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng. Tham dự phiên họp có TS. Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT; cùng các nhà khoa học, thành viên các Tổ biên soạn chuyên đề.

Các nhà khoa học thảo luận tại buổi thẩm định.
Các nhà khoa học thảo luận tại buổi thẩm định.

Mục tiêu chung của Chương trình Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 2 nhóm đối tượng nhằm cập nhật, trang bị kiến thức về dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS), chính sách dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc.

Chương trình gồm 6 chuyên đề chính như: Tổng quan về các DTTS ở Việt Nam; Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; Pháp luật và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng DTTS; Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh ở vùng DTTS; Công tác quản lý nhà nước về văn hóa các DTTS; Công tác quốc phòng, an ninh ở vùng DTTS và miền núi.

Trong quá trình giảng dạy sẽ kết hợp trao đổi, thảo luận về các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn công tác dân tộc và tìm hiểu thực tiễn công tác dân tộc (tình hình phát triển KT-XH, công tác quốc phòng-an ninh, tham quan mô hình… Cấu trúc chương trình, nội dung, thời lượng và các tài liệu tham khảo sẽ được xây dựng phù hợp đối với từng nhóm đối tượng.

Tại phiên họp, một số ý kiến của đại biểu đề nghị nghiên cứu tổ chức bồi dưỡng các nội dung cơ bản chung cho cả hai nhóm đối tượng, sau đó sẽ tách các nội dung riêng cho từng nhóm; một số khái niệm cần được thống nhất về mặt khoa học và pháp lý; tăng cường kiến thức về an ninh nhân dân, tôn giáo, tạo nguồn cán bộ DTTS, hội nhập quốc tế, vận động người dân và kinh nghiệm từ thực tiễn…


Tin cùng chuyên mục
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Đất sản xuất bị vùi lấp; mô hình sinh kế, cây trồng, vật nuôi bị cuốn theo dòng nước,... Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản sau mưa lũ của đồng bào các dân tộc thiểu số được dự báo sẽ làm gia tăng tình trạng nghèo ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.