Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Quỳnh Trâm - 21:16, 14/05/2024

Với sự động viên, hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương và hiệu quả thực tiễn từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, nhiều nông dân ở các xã miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tìm tòi, học hỏi, triển khai các mô hình kinh tế phù hợp, vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ đồng đất quê hương...

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều hộ nông dân đã vươn làm giàu chính đáng
Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều hộ nông dân đã vươn làm giàu chính đáng

Những năm qua, phong trào hội viên Nông dân tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên xoá đói, giảm nghèo đã được nhân rộng trên địa bàn huyện Như Xuân (Thanh Hóa). Điển hình như hộ gia đình anh Lê Hữu Dương ở thôn Vân Thành, xã Cát Vân.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nông nghiệp nhưng vài sào ruộng cùng với đồi sắn vẫn không giúp gia đình anh Dương thoát nghèo, quanh năm “giật gấu vá vai”. Nhận thấy ở quê có diện tích đồi núi rộng, lại thêm khí hậu mát mẻ, có tiềm năng phát triển cây trồng và chăn nuôi; năm 2018, anh Dương mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi lợn. 

Ban đầu gia đình anh chỉ nuôi 5 con lợn nái sinh sản. Với sự cần cù, chịu khó, anh tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi lợn cỏ thả đồi trên địa bàn huyện, tích lũy kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế để đầu tư nuôi lợn cỏ. Có thời điểm tổng đàn lợn của gia đình lên tới 150 con. Không tự bằng lòng với những gì đã có, anh Dương từng bước mở rộng quy mô, phát triển kinh tế gia đình theo hướng xây dựng trang trại tổng hợp gồm: chăn nuôi lợn cỏ thả đồi, gà thả vườn, đào ao thả cá, trồng cây keo…

Bằng sự nỗ lực vượt khó, gia đình anh đã có trên 6 ha keo, 80 con lợn cỏ, ngoài ra anh còn nuôi cá và gia cầm các loại để phục vụ nhu cầu cho gia đình. Mỗi năm gia đình anh xuất bán ra thị trường 200 con lợn cỏ, giá bán thịt lợn hơi 120 nghìn đồng/1 kg. Sau khi trừ chi phí gia đình anh thu về trên 200 triệu đồng/năm.

Nhiều hộ dân ở miền núi Thanh Hóa vươn lên thoát nghèo nhờ được hỗ trợ mô hình chăn nuôi
Nhiều hộ dân ở miền núi Thanh Hóa vươn lên thoát nghèo nhờ được hỗ trợ mô hình chăn nuôi

Từ mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả của anh Dương, bà con trong xóm và các xã lân cận cũng đến để học hỏi anh kinh nghiệm để phát triển kinh tế, nhất là mô hình nuôi lợn cỏ.

Những năm qua, để phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đi vào chiều sâu, các cấp Hội Nông dân có sự đổi mới nội dung và hình thức vận động, tuyên truyền, giúp cho cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của phong trào. Thông qua phong trào, ngày càng xuất hiện nhiều đơn vị có những cách làm hay, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả.

Như hộ gia đình chị Vũ Thị Thắm xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành là một trong những hộ tiên phong trồng cây ăn quả thoát nghèo được các cấp Hội Nông dân hỗ trợ kinh phí để tham gia lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật và thực hiện mô hình trồng gần 1.000 gốc cam, dưa, thanh long. Đến nay, mô hình này đã phát huy hiệu quả, cho quả ngọt và năng suất cao. Trừ chi phí, mô hình cây ăn quả của gia đình chị Thắm đã mang lại thu nhập khoảng 350 triệu đồng/ha. 

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, chị Thắm còn rất năng nổ, nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể ở địa phương, luôn sẵn sàng chia sẻ cách làm kinh tế với những hộ nông dân khác trong vùng.

Mô hình trồng cây ăn quả cho thu nhập cao của hộ gia đình chị Vũ Thị Thắm, thôn Ngọc Tâm, xã Thành Tâm (huyện Thạch Thành)
Mô hình trồng cây ăn quả cho thu nhập cao của hộ gia đình chị Vũ Thị Thắm, thôn Ngọc Tâm, xã Thành Tâm (huyện Thạch Thành)

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tư duy, khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nông dân tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Chỉ tính riêng giai đoạn 2018- 2023, các hộ nông dân sản xuất giỏi trong tỉnh, đã tạo việc làm tại chỗ cho gần 2 triệu lao động nông thôn, hỗ trợ 20.082 hộ nông dân thoát nghèo; góp phần cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

Ông Nguyễn Hữu Đồng, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa, cho biết: “Những thành quả đạt được từ phong trào đã khẳng định vị trí, vai trò, sự cố gắng vượt bậc của các cấp Hội Nông dân trong tỉnh; Đồng thời, khích lệ các hội viên tích cực tham gia trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; phát huy cao độ tiềm năng, sức sáng tạo và ý chí, nghị lực vươn lên của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới”.

Được biết, từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, đã tạo điều kiện để người dân ở các vùng khó khăn của tỉnh Thanh Hóa tiếp cận với các dịch vụ cơ bản; giúp các địa phương có thêm nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, như đường giao thông, cầu, trường học, bệnh viện...

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều hộ nông dân đã vươn lên thoát nghèo nhờ vào đầu tư các sản phẩm truyền thống
Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều hộ nông dân đã vươn lên thoát nghèo nhờ vào đầu tư các sản phẩm truyền thống

Đến nay, 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo của tỉnh Thanh Hóa đã được hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân và làm thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn, miền núi. 

Toàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được 63 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, với tổng kinh phí gần 21,8 tỷ đồng. Xác định hỗ trợ phát triển sản xuất, dạy nghề, giải quyết việc làm là giải pháp trọng tâm để giảm nghèo nhanh và bền vững, các cấp, các ngành, các địa phương hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất cho 90% người có khả năng lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn có nhu cầu; giải ngân 4.519,6 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách xã hội (đạt 100% kế hoạch) giúp cho 71,48 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn phát triển sản xuất, bình quân 63,2 triệu đồng/hộ...

Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi cuối năm 2023 giảm còn 11,04%, đạt và vượt kế hoạch được giao (giảm bình quân trên 3%), đời sống của người dân, nhất là ở những vùng khó khăn từng bước được cải thiện và nâng cao.

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.