Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thanh Hóa: Quyết liệt ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Quỳnh Trâm - 23:06, 08/06/2024

Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025", Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở các địa phương, qua đó, từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực là người DTTS trên địa bàn.

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các ngành chức năng tổ chức Hội nghị tuyên truyền thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn miền núi
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các ngành chức năng tổ chức Hội nghị tuyên truyền thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn miền núi

Sau 8 năm thực hiện Đề án, với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS tại tỉnh Thanh Hóa đã giảm đáng kể, nhận thức của người dân có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn tồn tại ở một bộ phận các DTTS sinh sống ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Nguyên nhân là do nhiều địa phương còn chưa chủ động, tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động. Các trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nhiều nơi chưa bị xử lý nghiêm. Tại vùng biên giới, phong tục hứa hôn hiện đang còn xảy ra.

Điển hình như em Hà Thị Sùi sinh năm 1998, tại Bản Lách, xã Mường Chanh, huyện biên giới Mường Lát, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên từ nhỏ đã phải lao động để kiếm sống. Năm 2014, em kết hôn với chồng là anh Lương Văn Sơn 1997, sau đó sinh 2 con gái, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, trong khi nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp không đủ lo chi phí cho gia đình. 

Cũng trong năm 2014, em Vi Thị Vân, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, sau khi học xong lớp 10 đã kết hôn với anh Hà Văn Lợi, rồi sinh 2 con. Do cuộc sống khó khăn, không có việc làm nên chồng Vân đã phải đi xuất khẩu lao động để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, nếu như năm 2020 có 125 cặp tảo hôn/6.306 cặp kết hôn, chiếm tỷ lệ 1,98% thì đến cuối năm 2023, số cặp tảo hôn là 101 cặp/6.036 cặp kết hôn, tỷ lệ tảo hôn giảm còn 1,67%. Về hôn nhân cận huyết thống còn 01 cặp diễn ra tại huyện Mường Lát năm 2021. Giai đoạn từ năm 2020  đến đầu năm 2024, Thanh Hóa có khoảng 425 cặp tảo hôn và 1 cặp hôn nhân cận huyết thống. Mặc dù có giảm so với giai đoạn trước, nhưng vẫn cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành để tiến tới xóa bỏ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống một cách bền vững.

Theo đó, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2021-2025". Ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các bên liên quan tổ chức nhiều hoạt động như: Tổ chức 02 hội nghị tập huấn về kiến thức và kỹ năng tuyên truyền cho 252 đại biểu là đội ngũ báo cáo viên, tuyên tuyền viên cấp xã thuộc các xã ĐBKK, xã biên giới; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp huyện của các huyện vùng DTTS và miền núi của tỉnh; tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho 1.789 đại biểu là cán bộ thôn bản, Người có uy tín và người dân thuộc các xã ĐBKK, xã biên giới, các thôn bản có đồng bào dân tộc Mông, Khơ Mú sinh sống; tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành các sản phẩm truyền thông và cấp phát đến 174 xã, 21 thôn bản vùng DTTS và miền núi của tỉnh.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc cũng tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Báo Dân tộc và Phát triển và nhiều bài viết tuyên truyền trên Trang Thông tin điện tử của cơ quan Ban Dân tộc và các cơ quan khác.

Truyền thông phòng chống tảo hôn cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá
Truyền thông phòng chống tảo hôn cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá

Riêng năm 2024, công tác tuyên truyền tập trung được Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện tại khu vực đồng bào DTTS và miền núi. Cụ thể, tại các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Như Thanh…Ban Dân tộc phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 05 hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân tại cơ sở. Nội dung tuyên truyền gồm, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và các giải pháp giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống….

Qua công tác tuyên truyền, đa số người dân đã nhận thức được việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết không chỉ có tác động xấu tới sức khỏe, sinh sản… mà còn là hành vi vi phạm pháp luật về Hôn nhân và Gia đình; tạo được sự đồng thuận trong xã hội cùng chung tay để ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Hội thi tìm hiểu kiến thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các em học sinh vùng đồng bào DTTS
Hội thi tuyên truyền về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các em học sinh vùng đồng bào DTTS

Bà Tôn Minh Nguyệt, Phó Trưởng phòng Chính sách và Tuyên truyền, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Hiện nay, Ban Dân tộc đang triển khai hướng dẫn, đôn đốc các địa phương vùng DTTS và miền núi phối hợp chặt chẽ với chính quyền thông qua các hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các trường học để đẩy mạnh các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho đội ngũ, báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở. 

Các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho người dân tập trung vào các dân tộc, địa bàn có tỷ lệ tảo hôn cao và còn xảy ra tình trạng hoặc có nguy cơ cao về hôn nhân cận huyết thống. 

Chú trọng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đến nhiều đối tượng, đặc biệt là đối tượng trẻ vị thành niên, thanh niên trước độ tuổi kết hôn, thông qua các hình thức gần gũi, cuốn hút như: sân khấu hóa, tổ chức các buổi ngoại khóa tại trường học, các cuộc thi tìm hiểu, hoạt động tư vấn sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; soạn thảo, in ấn, phát hành các sản phẩm truyền thông với nội dung tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, các vấn đề liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...;.

Đồng thời với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình điểm tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại cơ sở. 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.