Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thanh Hóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên

Quỳnh Trâm - 17:14, 09/05/2022

Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị nghe dự thảo Đề án “Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn 15 xã biên giới và xã Mường Lý (huyện Mường Lát) của tỉnh Thanh Hóa, nhằm phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và bảo đảm quốc phòng - an ninh, giai đoạn 2021 - 2030”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang phát biểu tại Hội nghị
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang phát biểu tại Hội nghị

Đề án xây dựng NTM trên địa bàn 15 xã biên giới và xã Mường Lý (huyện Mường Lát) của tỉnh Thanh Hóa được Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh chủ trì xây dựng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển KT-XH, những khó khăn tồn tại, đề án đã nêu quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn 15 xã biên giới và xã Mường Lý, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, đồng thời bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh biên giới.

Theo dự thảo Đề án, tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án là hơn 3.583 tỷ đồng, trong đó hơn 2.413 tỷ đồng phục vụ phát triển KT-XH, hơn 686 tỷ đồng phục vụ phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, hơn 419 tỷ đồng phục vụ phát triển văn hóa - xã hội và môi trường…

Vốn được huy động từ nhiều nguồn, nhưng lớn nhất từ ngân sách nhà nước, còn lại là vốn vay tín dụng, huy động từ doanh nghiệp, lồng ghép, đóng góp từ người dân…

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Than Hóa Mai Xuân Bình phát biểu thảo luận tại Hội nghị
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Than Hóa Mai Xuân Bình phát biểu thảo luận tại Hội nghị

Dự thảo Đề án cũng chỉ ra những tồn tại, khó khăn trong phát triển KT-XH nói chung và xây dựng NTM ở khu vực biên giới; nêu hiện trạng về giao thông, hạ tầng cơ sở vật chất khác, tình hình sản xuất, thu nhập… theo tiêu chí NTM hiện tại của các xã, đồng thời, đề ra nhiều mục tiêu, các nhóm giải pháp thực hiện. Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2030 lũy kế tất cả 16 xã hoàn thành đạt chuẩn NTM, 100% số thôn/bản đạt chuẩn; thu nhập bình quân của người dân tăng ít nhất 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10%.

Tại Hội nghị, đại diện các sở, ngành, đơn vị và các huyện đã tập trung thảo luận nhiều nội dung liên quan đến nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn, cơ chế, chính sách, những giải pháp tháo gỡ khó khăn để thực hiện cho từng tiêu chí…

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang khẳng định: Việc xây dựng NTM trên địa bàn 15 xã biên giới và xã Mường Lý vừa là yêu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong vùng, vừa là nhiệm vụ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KT-XH, bảo đảm Quốc phòng - an ninh lâu dài của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ.

Đề án được triển khai sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, cải thiện hệ thống hạ tầng nông thôn, phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu, dịch vụ, thương mại cửa khẩu; đồng thời xây dựng, cải thiện diện mạo nông thôn các xã biên giới theo hướng khang trang, hiện đại, bảo đảm phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc, góp phần giảm nghèo bền vững. Việc thực hiện đề án là vì đồng bào miền núi, vì sự phát triển khu vực biên giới của tỉnh.

Khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa gồm 15 xã và 1 xã vùng đệm (xã Mường Lý) thuộc 5 huyện, có đường biên giới 213,6 km tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào), với diện tích đất tự nhiên hơn 1.655 km2, dân số gần 70.000 người, có 6 dân tộc anh em sinh sống, gồm: Kinh, Thái, Mông, Mường, Khơ Mú, Dao.

Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.