Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Thanh Hóa: Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã giảm

PV - 15:01, 11/09/2019

Sau gần 4 năm thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2020” của Thủ tướng Chính phủ, với sự nỗ lực vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tình trạng này đã được cải thiện và giảm đáng kể.

Nhiều cô gái trẻ ở vùng cao Mường Lát đã phải làm mẹ khi còn ngồi ghế nhà trường do nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại. Nhiều cô gái trẻ ở vùng cao Mường Lát đã phải làm mẹ khi còn ngồi ghế nhà trường do nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại.

Theo khảo sát của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2011-2015, khu vực miền núi có 1.207 cặp tảo hôn; 86 cặp hôn nhân cận huyết thống. Bình quân hằng năm có từ hơn 200 cặp đến gần 300 cặp tảo hôn và có gần 20 cặp kết hôn cận huyết thống, tập trung nhiều ở các huyện như Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn.

Nguyên nhân chủ yếu do nhiều nơi vẫn còn phong tục hứa hôn; sự hạn chế tiếp cận kiến thức pháp luật của đồng bào; việc thiếu trang bị kỹ năng sống, thông tin về sức khỏe sinh sản đối với học sinh miền núi; sự vào cuộc của chính quyền địa phương để ngăn chặn tình trạng này chưa mạnh mẽ, quyết liệt…

Thực hiện Đề án, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành chọn các huyện điểm, tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ cán bộ xã và Người có uy tín.

Đồng thời, Ban đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan biên soạn, in và cấp phát phát hành 33.450 tờ gấp; 11.150 cuốn sổ tay; 7.805 tờ áp phích có nội dung liên quan đến vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và cấp phát đến 223 xã miền núi trên địa bàn toàn tỉnh.

Ông Cầm Bá Tường, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Sự vào cuộc nghiêm túc, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, cùng với việc đổi mới trong công tác tuyên truyền, trong đó chú trọng đến đối tượng học sinh tại các trường ở vùng cao đã mang lại chuyển biến tích cực trong nhận thức về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Kết quả khảo sát năm 2018, huyện miền núi Lang Chánh giảm 2,22% tỷ lệ tảo hôn (từ 6,68% xuống còn 4,46%); huyện Ngọc Lặc giảm 5,59% (từ 9,89% giảm xuống còn 5,59%)…; tình trạng hôn nhân cận huyết thống chỉ còn xảy ra với số lượng rất ít trên địa bàn vùng sâu, vùng xa ở một số huyện vùng cao biên giới.

Theo ông Cầm Bá Tường, để giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, hệ thống chính quyền cơ sở cần tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm, đặc biệt quan tâm đối với vấn đề này để có giải pháp kịp thời giải quyết; các địa phương cần phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín tại cộng đồng tham gia vào công tác tuyên truyền; đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để răn đe.

Tiếp tục thực hiện Đề án, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2020, xây dựng 9 mô hình “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa” tại các trường phổ thông, trường dân tộc nội trú, trường dân tộc bán trú, nhằm cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật liên quan về lĩnh vực hôn nhân, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình…

CAO HÒA

Tin cùng chuyên mục
Món gà tốp 50 món ăn đặc sản của Việt Nam nguy cơ thiếu nguồn cung trong dịp Tết Nguyên đán

Món gà tốp 50 món ăn đặc sản của Việt Nam nguy cơ thiếu nguồn cung trong dịp Tết Nguyên đán

Cơn bão số 3 (Yagi) qua đi đã khiến khoảng 45.000 gia súc, gia cầm tại huyện vùng cao Tiên Yên (Quảng Ninh) bị lũ cuốn trôi, trong đó phần lớn là gà đang ở thời điểm chuẩn bị xuất chuồng. Điều này dẫn tới nguy cơ lớn sẽ thiếu nguồn cung gà vào dịp Tết Nguyên đán 2025 khi người dân không đủ thời gian để tái đàn.