Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Thanh Hóa tổ chức cho phóng viên đi thực tế tại Thành Nhà Hồ

Quỳnh Trâm - 6 giờ trước

Chiều 12/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức đưa phóng viên các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn đi tác nghiệp thực tế tại Thành Nhà Hồ.

Đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí của tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại Thanh Hóa, cùng các đại biểu đã đi tham quan Thành Nhà Hồ - Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 2011.

Phóng viên các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương được đi thực tế tại Thành Nhà Hồ.
Phóng viên các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương được đi thực tế tại Thành Nhà Hồ

Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành được xây dựng vào năm 1397, trong thời gian 3 tháng, dưới thời vua Trần Thuận Tông, do Thần quyền Hồ Quý Ly chỉ huy. Sau khi hoàn thành, Thành Nhà Hồ là kinh đô của nước Đại Ngu do Hồ Quý Ly sáng lập (1400 - 1407).

Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá, có quy mô lớn, hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

Đá được nhà Hồ sử dụng cho súng bắn đá - là vũ khí phòng ngự tại Thành Nhà Hồ.
Đá được nhà Hồ sử dụng cho súng bắn đá - là vũ khí phòng ngự tại Thành Nhà Hồ

Dù đã tồn tại hơn 600 năm, nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn. Ngày 27/6/2011, Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Thành Nhà Hồ nằm ở nơi địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ.

Phóng viên các cơ quan báo chí đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại di sản thế giới Thành Nhà Hồ.
Phóng viên các cơ quan báo chí đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại Di sản thế giới Thành Nhà Hồ

Ngoài Thành Nhà Hồ, phóng viên các cơ quan báo chí được tham quan, trải nghiệm quy trình thu hoạch, chế biến Sâm Báo để ngâm rượu tại cơ sở An Tâm - thị trấn Vĩnh Lộc. Đây là sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Vĩnh Lộc.

Theo sử sách, từ thế kỷ X, cây Sâm Báo đã được Nhân dân vùng Vĩnh Ninh, thuộc Ái Châu (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ngày nay) dùng như dược liệu quý hiếm, làm nước uống, thuốc chữa bệnh, thức ăn bổ dưỡng, thanh mát giải nhiệt và là sản vật dùng để cung tiến vua, chúa. Vào thời nhà Hồ, Sâm Báo được biết đến rộng rãi hơn. Trước kia cây sâm mọc hoang trên núi Báo nên được gọi là Sâm Báo.

Hiện nay, Sâm Báo và rượu từ Sâm Báo là một trong những sản phẩm nổi tiếng của huyện Vĩnh Lộc và tỉnh Thanh Hóa.

Toàn cảnh hội nghị thông tin kết quả thực hiện chương trình trọng tâm của nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX và nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025.
Toàn cảnh Hội nghị thông tin kết quả thực hiện chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025

Cũng trong khuôn khổ chương trình đi thực tế tại huyện Vĩnh Lộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với huyện Vĩnh Lộc tổ chức Hội nghị thông tin kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Kết thục buổi tham quan thực tế và Hội nghị, ông Phạm Văn Tuấn - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh Thanh Hóa gửi lời cảm ơn Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và huyện Vĩnh Lộc đã tạo điều kiện cho phóng viên các cơ quan báo chí đi trải nghiệm thực tế, lấy tư liệu viết tin bài.

Ông Phạm Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị.
Ông Phạm Văn Tuấn - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phát biểu kết luận Hội nghị

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh Thanh Hóa đề nghị các phóng viên, các cơ quan báo chí cần quan tâm tăng cường tuyên truyền về Di sản thế giới Thành Nhà Hồ nói riêng và du lịch của địa phương nói chung. Bên cạnh đó, trong quá trình tác nghiệp, phóng viên các cơ quan báo chí cần thận trọng trong việc xác minh thông tin, liên hệ với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để có thông tin chính xác, chính thống phục vụ cho việc viết tin bài.

Lãnh đạo huyện Vĩnh Lộc và các địa phương cần làm tốt công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí một cách chủ động, kịp thời, nhất là khi xảy ra các vấn đề nóng trên địa bàn, được dư luận quan tâm.

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Hơn 95% số hộ đã hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Hơn 95% số hộ đã hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 12/5, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bình Định tổ chức Phiên họp thứ 4, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Phiên họp do ông Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đồng chủ trì.