Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Thanh Hóa: Vùng biên yên bình

Quỳnh Chi - 14:31, 11/11/2020

Những năm qua, tình hình an ninh trật tự ở tuyến biên giới tỉnh Thanh Hóa luôn được giữ gìn bình yên. Có được kết quả này là nhờ vào thế trận biên phòng vững chắc của lực lượng Biên phòng phối hợp chính quyền cơ sở, trong đó không thể thiếu được vai trò đặc biệt quan trọng của Nhân dân.

Cán bộ, chiến sĩ ĐBP Pù Nhi, huyện Mường Lát tuyên truyền, vận động người dân không di cư tự phát.
Cán bộ, chiến sĩ ĐBP Pù Nhi, huyện Mường Lát tuyên truyền, vận động người dân không di cư tự phát.

Đại tá Lê Văn Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong 5 năm qua, BĐBP Thanh Hóa đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình, chủ động phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể địa phương, xây dựng cơ sở chính trị, gắn với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ở khu vực biên giới, qua đó đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Điển hình như, lực lượng BĐBP đã triển khai các tổ công tác, cử cán bộ xuống từng thôn bản thực hiện phương châm 3 bám (bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương, chính sách) và 4 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với quần chúng Nhân dân); phân công cán bộ, đảng viên các đồn biên phòng (ĐBP) phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới, vùng biển. Đến nay, đã có 600 đảng viên phụ trách gần 3.000 hộ gia đình, từ đó, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng Nhân dân, nhất là những mâu thuẫn vướng mắc trong nội bộ, để có biện pháp tuyên truyền phù hợp, tham mưu kịp thời cho địa phương chỉ đạo, tháo gỡ, không để xảy ra các điểm nóng phức tạp trên địa bàn khu vực.

Từ cách làm này, thời gian qua, quần chúng Nhân dân đã cung cấp hàng nghìn tin có giá trị, giúp BĐBP đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy. Trong đó, đã bắt trên 200 vụ, thu khối lượng lớn ma túy và các loại tang vật khác, xử lý hành chính, thu nộp ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng và vận động thu hồi hàng nghìn khẩu súng các loại.

Một trong những giải pháp khác để giữ vững an ninh trật tự vùng biên, là sự phối hợp của lực lượng BĐBP với chính quyền địa phương triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc; tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng các phong trào phát triển KT-XH ở biên giới, trong đó, hỗ trợ cho đồng bào giống cây trồng, vật nuôi để phát triển sản xuất.

Đồng thời, BĐBP cũng mở nhiều lớp học xóa mù chữ, nâng cao dân trí cho đồng bào vùng biên; nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả như, cây lúa 2 vụ năng suất cao, cây ngô lai, nuôi cá tầm và các loại gia súc ở các ĐBP Tam Thanh, Quang Chiểu, Na Mèo… để đồng bào học tập làm theo. Duy trì các chương trình an sinh xã hội như: Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản, Nâng bước em tới trường, Con nuôi ĐBP…

“Những việc làm trên đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân khu vực biên giới, qua đó tiếp tục khẳng định vai trò, hình ảnh đẹp về người lính Biên phòng trong lòng Nhân dân”, Đại tá Lê Văn Hùng khẳng định.

Một trong những giải pháp khác để giữ vững an ninh trật tự vùng biên, là sự phối hợp của lực lượng BĐBP với chính quyền địa phương triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc; tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng các phong trào phát triển KT-XH ở biên giới...

Tin cùng chuyên mục
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.