Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thành phố Jaipur - cái nôi của nghề kim hoàn của Ấn Độ

Nguyệt Anh (T/h) - 16:21, 04/05/2022

“Thành phố hồng” Jaipur, thủ phủ tỉnh Rajasthan (Ấn Độ) không chỉ được biết đến với kiến trúc mang tính biểu tượng và nền văn hóa đa dạng, nơi đây còn là cái nôi của nhiều nghề truyền thống, đặc biệt là nghề kim hoàn và chế tác đá quý với mức độ tinh xảo hàng đầu Ấn Độ.

Khám phá Jaipur, một thành phố thú vị của Ấn Độ với màu sắc đặc trưng.
Khám phá Jaipur, một thành phố thú vị của Ấn Độ với màu sắc đặc trưng.

Thành lập năm 1727, Jaipur có hệ thống thành cổ bao quanh, bên trong là những con phố trải rộng và nhiều công trình kiến trúc bằng đá hoa cương. Người dân Jaipur luôn tự hào về những di sản văn hóa trong thành phố, trong đó phải kể đến pháo đài và cung điện mang dấu ấn cổ kính như “cung điện gió” Hawa Mahal, pháo đài Amber... 

Màu hồng độc đáo của kiến trúc Jaipur ra đời năm 1876, khi Hoàng tử nước Anh Albert sang thăm thành phố, người dân bản địa đã quét sơn hồng lên toàn bộ công trình và nhà cửa để biểu thị tình cảm chân thành và hiếu khách.

Hồi tháng 2/2020, thành phố Jaipur, thủ phủ tỉnh Rajasthan (Ấn Độ) đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới.

Với tính chất đô thị buôn bán, “thành phố hồng” còn nổi bật với nhiều nghề truyền thống, trong đó đặc biệt là khu kỹ nghệ kim hoàn gắn với những ngày đầu thành lập thành phố. Ngày nay, Jaipur là trung tâm của hàng nghìn thợ kim hoàn và đại lý đồ trang sức.

Ông Akshat Ghiya, chủ sở hữu cửa hàng Tallin Jewels, có xưởng kim hoàn ở phố trung tâm Johari Bazaar cho biết: “Người dân ở đây có niềm say mê đặc biệt với đồ trang sức. Từ khi thành lập tới nay, nghề kim hoàn luôn phát triển mạnh và Jaipur đã trở thành một trong những trung tâm chế tác đá quý lớn nhất thế giới”.

Đồ nữ trang lấp lánh, tinh xảo do những người thợ thủ công tại TP. Jaipur chế tác
Đồ nữ trang lấp lánh, tinh xảo do những người thợ thủ công tại TP. Jaipur chế tác

Ông Narenda, một người thợ kim hoàn lâu năm làm việc tại khu Chand Pol Bazaar cho biết, phần lớn đồ trang sức tại đây được chế tác theo phong cách Kundan Meena truyền thống. Theo đó, người thợ thường sử dụng sáp trong khung viền của đồ vàng, bạc, kết hợp cùng các chất liệu khác như thủy tinh. Những họa tiết thường thấy là bông hoa với nhiều màu sắc như trắng, xanh lá cây, đỏ… Những đồ trang sức Meena gồm vòng cổ, vương miện, hoa tai và nhẫn mang đậm chất dân tộc, phù hợp với những bộ trang phục truyền thống Ấn Độ, như trang phục cô dâu tại các đám cưới sang trọng ở Thủ đô New Dehli hay Mumbai.

Điểm khác biệt của văn hóa trang sức tại Jaipur còn nằm ở chỗ nó không phục vụ riêng tầng lớp có điều kiện, mà còn phổ biến tới mọi người. Người dân và du khách có thể tìm hiểu kiến ​​thức về lịch sử đồ trang sức Ấn Độ nói chung và TP. Jaipur nói riêng tại Bảo tàng Amrapali trên đường Ashok Marg. Nơi đây lưu giữ một bộ sưu tập hàng trăm tác phẩm trang sức hiếm có.

Những chiếc bình gốm thủ công ở Jaipur.
Những chiếc bình gốm thủ công ở Jaipur.

Là một trong những xưởng sản xuất trang sức lớn nhất ởJaipur, xưởng Amrapali là nơi chuyên sản xuất các sản phẩm xuất khẩu ra nướcngoài. Xưởng là mái nhà quy tụ của 1.500 thợ kim hoàn lành nghề, trong đó nhiềungười đã trở thành nghệ nhân lâu năm. Hiện tại, xưởng chế tác Amrapali và một sốnhãn hiệu trang sức địa phương khác ở Jaipur đang cố gắng cạnh tranh với ngànhcông nghiệp đá quý nước ngoài. Có thể những công ty kim hoàn này chưa thể cónguồn lực kinh tế so các hãng nước ngoài, nhưng những tên tuổi địa phương nhưAmrapali, Tallin hay Akshat Ghiya… đã liên kết với nhau để thương hiệu trang sứcJaipur lớn mạnh, góp phần giúp thành phố được UNESCO vinh danh.

Một người thợ chế tác làm việc trong hẻm sâu.
Một người thợ chế tác làm việc trong hẻm sâu.
Một người đàn ông bán trang sức trên lề đường.
Một người đàn ông bán trang sức trên lề đường.
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Ninh Bình lần thứ IV -năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Ninh Bình lần thứ IV -năm 2024

Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 18/10/2024, tại huyện Nho Quan, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Ninh Bình lần thứ IV -năm 2024 đã được tổ chức long trọng. Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đến dự và chỉ đạo Đại hội.