Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Thấy gì từ hệ thống di tích ở Ninh Thuận

PV - 11:21, 19/08/2019

Tỉnh Ninh Thuận có nhiều loại hình di tích như: Đình làng, chùa, miếu, nhà thờ, lăng, tháp Chăm, thánh đường Hồi giáo, đền thờ của người Chăm, di tích lịch sử cách mạng; danh lam thắng cảnh… Tuy nhiên, những năm qua do thiếu kinh phí, công tác bảo tồn vẫn còn gặp nhiều khó khăn; việc thu hút khách du lịch thăm quan các di tích còn hạn chế.

Đa dạng về di sản văn hóa

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Ninh Thuận, hiện toàn tỉnh có 239 di tích, trong đó có 60 di tích văn hóa đã được lập hồ sơ trình xếp hạng và chứng nhận ở các cấp. Cụ thể: Có 2 di tích quốc gia đặc biệt (tháp Hòa Lai và tháp Po Klong Garai); 15 di tích và di sản văn hóa cấp quốc gia (12 di tích quốc gia, 3 di sản lễ hội và nghề truyền thống được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc; Lễ hội Katê của đồng bào Chăm và Lễ Bỏ mả của người Raglai); 43 di tích cấp tỉnh, trong đó 2 danh lam thắng cảnh (Vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái), 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh (Hò Bả trạo Mỹ Nghĩa, Múa Náp Mỹ Tân) và 39 di tích đình, đền, lăng, miếu khác.

Trùng Sơn Cổ Tự-một ngôi chùa tọa lạc trên khu di tích lịch sử núi Đá Chồng thuộc thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Trùng Sơn Cổ Tự-một ngôi chùa tọa lạc trên khu di tích lịch sử núi Đá Chồng thuộc thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Ngoài ra, tỉnh Ninh Thuận đã hoàn chỉnh các thủ tục và tham mưu UBND tỉnh về việc đề nghị Bộ VHTT&DL ban hành Quyết định đưa “Lễ hội đầu năm làng Chăm Bỉnh Nghĩa xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tháng 3/2019, Hồ sơ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và ủy quyền Bộ VHTT&DL thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”.

Ông Hồ Sĩ Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Sở VHTT&DL tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Từ khi thi hành Luật Di sản văn hóa đến nay, có 12 di tích cấp quốc gia tiêu biểu tại địa phương được quan tâm đầu tư chống xuống cấp bằng Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa (giai đoạn 2012-2015). Bên cạnh đó, các di tích này cũng được người dân địa phương, các mạnh thường quân tu bổ thêm qua các năm bằng nguồn kinh phí xã hội hóa”, ông Sơn cho biết thêm.

Còn khó khăn trong việc bảo tồn

Mặc dù có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, nhưng do số lượng di tích khá nhiều lại phong phú và đa dạng, trong đó, không ít di tích văn hóa đang xuống cấp nặng đang chờ kinh phí để sửa chữa.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Sĩ Sơn cho biết: Hiện nay, kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích cấp quốc gia được trích từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của Trung ương, còn lại tất cả hệ thống di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vẫn chưa có kinh phí để tu bổ, tôn tạo. Do đó, nhiều di tích cấp tỉnh vẫn chưa được chỉnh trang, tôn tạo theo phương án đưa ra từ hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng.

Di tích quốc gia đặc biệt tháp Po Klong Garai vẫn chưa thu hút được du khách như kỳ vọng. Di tích quốc gia đặc biệt tháp Po Klong Garai vẫn chưa thu hút được du khách như kỳ vọng.

Cũng theo ông Sơn, vấn đề khó khăn khác nữa là, không chỉ thiếu kinh phí mà một số địa phương có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách của nhà nước, chưa chủ động thực hiện từ nguồn xã hội hóa. Một số Ban quản lý di tích có vận động người dân đóng góp cho việc tu bổ, tôn tạo nhưng kinh phí hạn chế nên chỉ được tiến hành ở các hạng mục nhỏ.

Để đảm bảo việc trùng tu, phát huy giá trị các di tích cấp tỉnh tại địa phương, Sở VHTT&DL tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với UBND huyện Bác Ái phê duyệt Đề án xây dựng, tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng; Lăng mộ các Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Liệt sĩ trên địa bàn huyện Bác Ái giai đoạn 2018-2025, với tổng kinh phí dự toán là 5,657 tỷ đồng; Sở cũng đã phối hợp với UBND TP. Phan Rang-Tháp Chàm bố trí 1,461 tỷ đồng từ ngân sách của Thành phố để đầu tư, chống xuống cấp cho 3 di tích do Thành phố quản lý là miếu Xóm Bánh, Đình Nhơn Sơn và Lăng Ông Hải Chử. Các di tích này hiện đang được triển khai thi công sửa chữa, chống xuống cấp.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.