Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Thế giới có hơn 2,9 triệu ca tử vong vì COVID-19

PV - 10:00, 09/04/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 9/4/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 134.431.835 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2.912.933 ca tử vong và 108.254.079 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 666.572 ca mắc và 12.539 ca tử vong mới vì đại dịch.

Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang tích cực triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: phasiatatler.com)
Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang tích cực triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: phasiatatler.com)

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 31.712.771 ca nhiễm COVID-19, trong đó 573.797 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (131.802 ca); Brazil (82.826 ca); Mỹ (75.528 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (55.941 ca); Ba lan (27.887 ca)…Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Brazil (3.928 ca); Ba Lan (954 ca); Mỹ (949 ca); Ấn Độ (802 ca); Mexico (596 ca); Italy (487 ca); Ukraine (464 ca); Nga (365 ca)…

Tại châu Âu, số ca nhiễm COVID-19 hiện tại là 41.097.682 người, với 941.108 ca tử vong. Hết ngày 8/4, châu lục này ghi nhận đã có thêm 188.058 ca nhiễm mới và 4.384 ca tử vong vì COVID-19. Pháp hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Hiện Pháp ghi nhận đã có 4.939.258 ca mắc COVID-19 và 98.065 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 88/4, nước này có thêm 15.869 ca nhiễm mới và 345 ca tử vong mới vì dịch bệnh. Xếp sau Pháp về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu lục gồm: Nga, Anh, Italy, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan…

Trong 24 giờ qua, Ba Lan ghi nhận thêm 954 ca tử vong do COVID-19, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này. Theo giới chức y tế Ba Lan, số ca nhiễm mới tại nước này đã giảm 20%, song dịch bệnh vẫn rất nghiêm trọng. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-18 tại nước này đã lên tới gần 2,5 triệu người, trong đó có 56.659 ca tử vong.

Châu Á đã có tổng cộng 30.336.114 ca nhiễm và 442.017 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 279.514 ca mắc và 2.034 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á, có 27.214.477 ca được điều trị khỏi; 2.679.620 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 27.240 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 8/4, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 131.802 ca mắc mới và 802 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 13.057.863 ca và 167.694 ca. Các quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do dịch bệnh là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia. Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận đã có gần 3,7 triệu ca nhiễm; Iran có gần 2,1 triệu ca và Indonesia cũng ghi nhận hơn 1,5 triệu ca nhiễm COVID-19.

Tại ASEAN, trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 16.562 ca mắc mới và 229 ca tử vong vì COVID-19. Tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 2.977.173 người mắc COVID-19, trong đó 61.048 ca tử vong.

Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Bộ Y tế Indonesia ngày 8/4 cho biết, trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 5.504 ca mắc mới COVID-19 và 163 ca tử vong. Theo đó, tổng số ca mắc tại nước này tăng lên 1.552.880 ca, bao gồm 42.227 ca tử vong. Ngày 8/4, Bộ Giao thông vận tải Indonesia thông báo nước này đã quyết định cấm người dân di chuyển bằng đường bộ, đường hàng không, đường thủy và đường sắt trong lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19. Lệnh cấm này sẽ được áp dụng từ ngày 6-17/5.

Cùng ngày, Campuchia thông báo nước này ghi nhận 113 ca lây nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm ở nước này lên 3.028 ca. Theo Bộ Y tế Campuachia, các ca nhiễm mới đều là lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó 103 ca tại thủ đô Phnom Penh. Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã chỉ đạo Bộ Y tế nước này chuẩn bị phương án điều trị tại nhà đối với bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ, đề phòng nguy cơ các bệnh viện quá tải. Theo Bộ Y tế Campuchia, nước này sẽ sớm đào tạo đội ngũ y tế địa phương để hỗ trợ người bệnh COVID-19 điều trị tại nhà.

Philippines ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất ASEAN trong ngày 8/4. Bộ Y tế Philippines thông báo nước này ghi nhận 9.216 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 828.366 ca, trong đó có 14.119 bệnh nhân không qua khỏi. Trong 24 giờ qua, Thái Lan cũng ghi nhận thêm 405 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 - mức tăng theo ngày cao nhất trong 2 tháng qua. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, chính phủ Thái Lan đang xem xét tạm thời đóng cửa các cơ sở giải trí tại 41 trong tổng số 77 tỉnh của nước này để phòng chống dịch bệnh.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 88.949 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 36.536.084 ca, tổng số người tử vong là 831.582 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 28.268.059 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 2.261.879 ca nhiễm và 205.598 ca tử vong. Tiếp đó là các quốc gia Canada, Panama, Cộng hòa Dominica, Costa Rica...

Ngày 8/4, chính quyền tỉnh bang Ontario, Canada, buộc phải thực hiện biện pháp phong tỏa trong 4 tuần để kiểm soát dịch COVID-19. Theo đó, người dân phải ở trong nhà trong khi các cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa, trừ hiệu thuốc và cửa hàng bán đồ thiết yếu. Lệnh phong tỏa này có hiệu lực từ ngày 8/4 đến hết tháng. Ontario cũng là tỉnh bang chịu ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nặng nề nhất tại Canada.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 22.083.667 ca nhiễm; 582.415 ca tử vong và 19.775.936 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 13.279.857 ca nhiễm, trong đó 345.025 ca tử vong. Xếp sau Brazil về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại khu vực bao gồm, Colombia, Argentina, Peru, Chile, Ecuador...

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia; Papua New Guinea, New Zealand và Wallis and Futuna là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 29.382 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 909 trường hợp tử vong vì COVID-19. Papua New Guinea, New Zealand và Wallis and Futuna lần lượt ghi nhận thêm 205; 24 và 6 ca nhiễm mới COVID-19 trong 24 giờ qua.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 4.352.150 ca mắc COVID-19, trong đó 115.189 ca tử vong. Trong đó, những nước chịu tác động mạnh nhất về số ca nhiễm tại châu lục này gồm, Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ethiopia và Ai Cập. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.554.975 trường hợp, trong đó 53.173 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 1.366 ca mắc mới COVID-19 và 62 ca tử vong vì đại dịch./.

Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.