Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thế giới có hơn 655 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 08:35, 15/12/2022

Tính đến sáng 15/12, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 655.316.955 ca nhiễm và 6.663.368 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 457.849 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó châu Á là khu vực đứng đầu với 318.890 trường hợp.

 Người dân đeo khẩu trang và mặt nạ chống tia giọt bắn trên đường phố thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 12/12/2022. (Ảnh: Kyodo)
Người dân đeo khẩu trang và mặt nạ chống tia giọt bắn trên đường phố thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 12/12/2022. (Ảnh: Kyodo)

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 15/12 cho thấy, hiện toàn thế giới có 630.086.342 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 99% tổng số ca mắc). Trong số 18.567.245 ca bệnh đang điều trị thì có 18.529.509 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,8%) và 37.741 ca (chiếm 0,2%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 240.785.377 trường hợp, trong đó có 1.969.764 ca tử vong và 234.600.690 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Âu đứng thứ hai thế giới về số ca mắc COVID-19 mới, với 97.120 ca.

Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 15/12 là 120.217.427 trường hợp, trong đó có 1.571.040 ca tử vong. Hiện Mỹ vẫn là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 101.509.589 ca nhiễm và 1.111.209 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại.

Còn tại Nam Mỹ, trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 6.561 ca nhiễm COVID-19. Tính cho đến nay, khu vực này có tổng số 65.7874.556 ca nhiễm và 1.337.921 ca tử vong vì COVID-19.

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 202.422.759 trường hợp, với 1.503.695 ca tử vong và 191.826.558 ca điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Á đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 318.890 trường hợp.

Ngày 14/12, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa COVID-19 của Quốc vụ viện Trung Quốc thông báo nước này sẽ triển khai chương trình tiêm chủng mũi vaccine tăng cường thứ 2 phòng ngừa COVID-19 cho một số nhóm dân cư nhất định đã được tiêm mũi tăng cường đầu tiên cách đây 6 tháng. Các nhóm dân cư này là những người thuộc diện có nguy cơ mắc bệnh cao, người trên 60 tuổi, người có bệnh nền nghiêm trọng và những người có hệ miễn dịch yếu. Bên cạnh đó, các cơ quan y tế Trung Quốc ở các cấp cũng được yêu cầu đảm bảo an toàn tiêm phòng và tổ chức tốt chương trình tiêm mũi tăng cường thứ 2 với các kế hoạch phản ứng khẩn cấp kĩ lưỡng tại các địa điểm tiêm chủng và cập nhật kịp thời thông tin tiêm chủng. Tính đến sáng 15/12, Trung Quốc ghi nhận tổng số 369.981 ca nhiễm COVID-19.

Tính đến sáng 15/12, tổng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại châu Phi lần lượt là 12.724.242 và 258.249 trường hợp. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 4.045.472 ca nhiễm COVID-19 và 102.550 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 3.888 ca nhiễm COVID-19. Hiện khu vực này có tổng số 13.291.873 trường hợp ca mắc COVID-19, với 22.684 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 10.870.758 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 2.019.685 ca./.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.