Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Thế giới ghi nhận hơn 1 triệu ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua

PV - 10:31, 08/04/2022

Tính đến sáng ngày 8/4/2022 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 496.143.536 ca nhiễm COVID-19, trong đó 6.194.289 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.081.090 ca nhiễm mới và 3.207 ca tử vong vì dịch bệnh.

Thế giới ghi nhận hơn 1 triệu ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua
Thế giới ghi nhận hơn 1 triệu ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, trong 24 giờ qua, châu Âu là khu vực ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất thế giới với 556.543 ca, tiếp đến là châu Á với 358.681 ca; châu Đại Dương với 76.394 ca; Bắc Mỹ ghi nhận 53.274 ca; Nam Mỹ ghi nhận 34.196 ca; châu Phi ghi nhận 2.002 ca.

Tại châu Âu, Pháp, Đức, Anh là các quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm COVID-19. Hiện Pháp ghi nhận 26.549.263 ca nhiễm bệnh và 143.017 ca tử vong. Đức ghi nhận 22.364.607 ca lây nhiễm, trong đó 131.805 ca tử vong vì COVID-19; Anh có 21.508.546 ca nhiễm và 169.412 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại Đức, Quốc hội nước này đã bác đề xuất bắt buộc người trên 60 tuổi phải tiêm vaccine ngừa COVID-19. Dự luật trên quy định áp dụng nghĩa vụ tiêm chủng bắt buộc đối với những người từ 60 tuổi trở lên kể từ tháng 10 tới và tất cả những người trên 18 tuổi phải được tư vấn tiêm chủng. Tuy nhiên, văn kiện được liên minh cầm quyền đề xuất này chỉ nhận được sự ủng hộ của 296 nghị sĩ, trong khi có tới 378 nghị sĩ phản đối và 9 nghị sĩ bỏ phiếu trắng. Như vậy, sẽ không có quy định tiêm chủng bắt buộc đối với các nhóm cư dân nào khác ngoài nhân viên trong các cơ sở y tế theo quy định có hiệu lực từ tháng 3 vừa qua.

Tại châu Á, ngày 7/4, Hàn Quốc vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong mới nhiều nhất châu Á. Trong ngày qua, nước này ghi nhận thêm 224.761 ca nhiễm, trong đó 348 ca tử vong.

Giới chuyên gia cảnh báo dịch COVID-19 đang tái bùng phát ở Nhật Bản. Số ca nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với mức đỉnh của làn sóng lây nhiễm thứ 5 vào mùa Hè trước. Đáng chú ý, sự gia tăng của các ca nhiễm mới chủ yếu xảy ra trong giới trẻ. Theo các chuyên gia, lý do chủ yếu khiến dịch bệnh tái bùng phát là vào thời điểm này, người dân có xu hướng tụ tập để ngắm hoa anh đào, các trường học cũng bắt đầu khai giảng, trong khi các doanh nghiệp cũng đón thêm nhân viên mới. Trong khi đó, biến thể BA.2 của Omicron, vốn có khả năng lây lan nhanh hơn, đang dần chiếm ưu thế ở một số địa phương, trong đó có thủ đô Tokyo.

Tại châu Phi, Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu lục. Nước này ghi nhận có 3.728.689 ca nhiễm COVID-19, trong đó 100.075 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm Morocco, Tunisia, Ai Cập, Libya, Ethiopia...

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 96.904.710 ca nhiễm COVID-19 mới và 409 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Costa Rica, Guatemala, Panama…

Tại Nam Mỹ, các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 30.093.751 ca nhiễm, trong đó 660.973 ca tử vong vì COVID-19.

Châu Đại dương ghi nhận có 5.932.629 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 55 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Australia, New Zealand và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch./.

Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.