Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Thế giới ghi nhận hơn 488 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 08:15, 01/04/2022

Tính đến sáng ngày 1/4/2022 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 488.074.356 ca nhiễm COVID-19, trong đó 6.165.931ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.337.861 ca nhiễm mới và 3.595 ca tử vong vì dịch bệnh.

Dịch COVID-19 đang có dấu hiệu tái bùng phát tại Nhật Bản những ngày gần đây. (Ảnh: flickr.com)
Dịch COVID-19 đang có dấu hiệu tái bùng phát tại Nhật Bản những ngày gần đây. (Ảnh: flickr.com)

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, với 178.768.410 ca nhiễm, trong đó có 1.771.894 ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với 139.415.042 ca nhiễm và 1.402.012 ca tử vong. Bắc Mỹ ghi nhận 96.559.319 ca nhiễm và 1.442.342 ca tử vong; Nam Mỹ có 56.127.665 ca nhiễm và 1.287.948 ca tử vong; châu Phi có 11.758.328 ca nhiễm bệnh và 252.828 ca tử vong. Châu Đại Dương ghi nhận 5.444.871 ca lây nhiễm và 8.892 ca tử vong.

Hết ngày 31/3, châu Âu ghi nhận 699.621 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 1.684 ca tử vong vì dịch bệnh. Pháp, Đức, Anh là các quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm COVID-19. Hiện Pháp ghi nhận 25.614.843 ca nhiễm bệnh và 142.273 ca tử vong; . Đức ghi nhận 21.228.065 ca lây nhiễm, trong đó 130.045 ca tử vong vì COVID-19; Anh có 21.147.425 ca nhiễm và 165.379 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Á ghi nhận thêm 481.127 ca mắc mới và 1.126 trường hợp tử vong mới vì đại dịch. Trong ngày qua, Hàn Quốc vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong mới nhiều nhất châu Á. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 320.675 ca nhiễm, trong đó 375 ca tử vong.

Trong những ngày gần đây, có một số dấu hiệu cho thấy dịch COVID-19 đang tái bùng phát tại Nhật Bản. Quốc gia này ghi nhận có 52.765 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, đánh dấu nhiều ngày liên tiếp số ca nhiễm mới COVID-19 gia tăng. Trước đó, khi Chính phủ Nhật Bản quyết định dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm trên toàn quốc từ ngày 22/3, không ít chuyên gia y tế đã cảnh báo dịch COVID-19 có thể bùng phát trở lại ở nước này bất kỳ lúc nào vì khi đó tốc độ giảm số ca nhiễm mới ở một số khu vực vẫn còn khá chậm. Thậm chí, một số chuyên gia còn cho rằng quốc gia này vẫn đang trong làn sóng lây nhiễm thứ 6.

Tại Trung Quốc, ngày 31/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hối thúc nước này thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19 hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động của dịch đối với sự phát triển kinh tế. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần nhanh chóng hạn chế đà lây lan của virus SARS-CoV-2 trong khi vẫn kiên trì chính sách "Zero COVID năng động".

Trung Quốc hiện đang phải đối phó với làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất kể từ nước này đã kiểm soát được làn sóng dịch đầu tiên hồi năm 2020. Hơn 20 khu vực đã báo cáo số ca mắc mới COVID-19 tăng cao trong vài tuần qua.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có thêm 36.152 ca nhiễm COVID-19 mới và 373 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Costa Rica, Guatemala, Panama…

Tại Nam Mỹ, các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 29.947.895 ca nhiễm, trong đó 659.757 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu lục. Nước này ghi nhận có 3.718.953 ca nhiễm COVID-19, trong đó 100.032 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm Morocco, Tunisia, Libya, Ai Cập, Ethiopia...

Châu Đại dương ghi nhận có thêm 76.201ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 54 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Australia, New Zealand và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch./.

Tin cùng chuyên mục
Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS Bạc Liêu cần đưa di sản và bản sắc văn hóa thành nguồn lực để phát triển bền vững

Đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời nhanh chóng bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết, chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực, tài nguyên cho sự phát triển bền vững; luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin theo các luận điệu xuyên tạc, chống phá, chia rẽ dân tộc. Đây là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024.