Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thêm nhiều trường đại học của Việt Nam được xếp hạng cao trên thế giới

NA - 17:38, 28/04/2022

Sáng 28/4/2022, Tạp chí Times Higher Education (THE) đã công bố kết quả xếp hạng của bảng xếp hạng THE Impact Rankings. Nhiều trường đại học của Việt Nam tiếp tục tăng điểm trong bảng xếp hạng thế giới.

Trường đại học Duy Tân (TP. Đà Nẵng) là 1 trong 3 cơ sở giáo dục mới được xếp hạng trong năm 2022
Trường đại học Duy Tân (TP. Đà Nẵng) là 1 trong 3 cơ sở giáo dục mới được xếp hạng trong năm 2022

Đây là bảng xếp hạng lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc làm tiêu chí để xếp hạng các tổ chức giáo dục đại học trên toàn cầu.

Nếu như năm 2020, Việt Nam chỉ có 2 cơ sở giáo dục đại học có mặt trong bảng xếp hạng này, thì năm 2021 đã có 4 cơ sở giáo dục được xếp hạng và năm 2022 có 7 cơ sở giáo dục được xếp hạng.

Cụ thể: Đại học Quốc gia Hà Nội (vị trí 601-800), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (vị trí 601-800), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (vị trí 601-800) và Trường Đại học Phenikaa (vị trí 801-1000) và 3 cơ sở giáo dục mới được xếp hạng trong năm 2022: Trường Đại học Duy Tân (vị trí 601-800), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (vị trí 601-800) và Trường Đại học FPT (vị trí 801-1000).

Cả 7 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đều được xếp hạng cao ở SDG số 8 (Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững) và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có thứ hạng cao nhất với 70,3 điểm.

Thứ hạng các trường đại học Việt Nam trong THE Impact Rankings năm 2022. (Nguồn: timeshighereducation.com)
Thứ hạng các trường đại học Việt Nam trong THE Impact Rankings năm 2022. (Nguồn: timeshighereducation.com)

Tuy nhiên, duy nhất Đại học Quốc gia Hà Nội có thứ hạng cao ở SDG 4 (Giáo dục có chất lượng), với 63,1 điểm. Trong khi đó SDG 11 (Thành phố và cộng đồng bền vững) là một trong 3 chỉ số nổi bật của Trường Đại học PFT và Trường Đại học Tôn Đức Thắng; SDG 16 (Hòa bình, công bằng và thể chế vững mạnh) là thế mạnh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Duy Tân. Có thể nói các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đã hướng nhiều hơn đến các mục tiêu phát triển bền vững và phục vụ cộng đồng khi năm 2022 có thêm 3 trường được xếp hạng.

THE Impact Rankings hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức giáo dục đại học trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs) của Liên Hợp Quốc (có hiệu lực kể từ năm 2016), kêu gọi hành động toàn cầu với mục tiêu xây dựng xã hội hòa bình, công bằng và thịnh vượng.

Nói cách khác, bảng xếp hạng này đánh giá tầm ảnh hưởng và đóng góp của các cơ sở giáo dục đối với sự phát triển xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường sống.

Kỳ xếp hạng năm 2022 có 1.406 cơ sở giáo dục đại học đến từ 106 quốc gia và vùng lãnh thổ xếp hạng trong THE Impact Rankings, tăng 228 cơ sở giáo dục so với năm 2021.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.