Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thi biên soạn sách, tài liệu tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

BTK - 10:13, 21/09/2020

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức phát động Cuộc thi "Biên soạn sách, tài liệu dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài".

Lễ phát động Cuộc thi.
Lễ phát động Cuộc thi.

Với thông điệp "Tôn vinh vẻ đẹp tiếng Việt - Tự hào kết nối Việt Nam", Cuộc thi được tổ chức với mục đích đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài một cách thiết thực, hiệu quả nhằm giữ gìn, củng cố và phát triển ngôn ngữ, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; khơi dậy và phát huy tinh thần hướng về quê hương, đất nước; góp phần quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Thông qua Cuộc thi, Ban Tổ chức mong muốn lựa chọn, giới thiệu các bộ sách, tài liệu dạy và học tiếng Việt có chất lượng, phù hợp, thiết thực với đối tượng người học đa dạng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cuộc thi diễn ra từ tháng 9/2020 đến 4/2021, với yêu cầu bảo đảm tính khoa học, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm. Các sản phẩm dự thi là sách, tài liệu, bản thảo hoàn thiện dưới dạng viết hoặc phần mềm điện tử được viết cho từng bậc năng lực tiếng Việt phù hợp mục tiêu trong chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ GD&ĐT ban hành; khuyến khích các sản phẩm được thực hiện có ứng dụng công nghệ thông tin, giảng dạy theo hình thức trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.

Các tác giả có bộ sách, tài liệu chất lượng sẽ được trao bằng khen và giải thưởng của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt, các tác phẩm xuất sắc có thể được tuyển chọn, in ấn hoặc số hóa.

Cơ cấu giải thưởng với tổng trị giá 1 tỷ đồng bao gồm: 1 giải Nhất trị giá 300 triệu đồng; 2 giải Nhì, mỗi giải 200 triệu đồng; 3 giải Ba, mỗi giải 100 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.