Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Thiếu vốn nên điện chưa về!

PV - 10:10, 25/02/2019

Hàng trăm thôn xóm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Không có điện, người dân gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như sản xuất.

Hưng Đạo là xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK của huyện Nguyên Bình. Toàn xã có 9 thôn, với 245 hộ dân thì hiện chỉ có 6 thôn có điện lưới quốc gia; 3 thôn (Hoằng Sấn, Khuổi Lỉn, Nà Roỏng) chưa có điện lưới. Không có điện nên bà con phải gùi hoặc chở lúa, ngô xuống tận trung tâm xã để xay xát; trẻ em không có điện thắp sáng để học bài...

Để có điện, người dân phải mua máy phát điện mi ni đặt tại các dòng suối. Để có điện, người dân phải mua máy phát điện mi ni đặt tại các dòng suối.

Để có điện, người dân ở 3 thôn này tự mua máy phát điện mi ni đặt tại các con suối, khe nước. Buổi tối, bóng điện chỉ sáng hơn ngọn đèn dầu một chút. Các gia đình khó khăn không có tiền mua máy hoặc ở cách xa dòng suối thì phải sử dụng đèn dầu.

Ông Bàn Tiến Phát, ở xóm Nà Roỏng cho biết, lâu nay gia đình ông tự mua máy phát điện nước có giá trung bình từ 1,5-2 triệu đồng đặt dưới khe suối gần nhà để có điện thắp sáng. Nhưng máy hay hỏng nên mỗi năm thay 2-3 chiếc, thậm chí có năm hỏng 5 chiếc, rất tốn kém.

“Tôi chỉ mong Nhà nước đầu tư để thôn sớm có điện cho bà con được xem truyền hình, bọn trẻ có điều kiện học tập, đồng bào phát triển kinh tế”, ông Phát nói.

Mong muốn của ông Phát cũng là của hàng nghìn hộ dân ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cao Bằng chưa có điện lưới. Từ nhiều năm nay, người dân đã đề đạt nguyện vọng với các cấp chính quyền tỉnh Cao Bằng sớm đầu tư điện lưới quốc gia cho những thôn xóm ĐBKK, nhưng do không thể cân đối nguồn lực nên “món nợ” này chưa biết lúc nào trả được.

Cụ thể, trong Văn bản số 3670/BC-UBND về trả lời kiến nghị của cử tri, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Trung Thảo cho biết, ngày 21/5/2014, UBND tỉnh Cao Bằng đã có Quyết định số 654/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án Cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện giai đoạn 1 với tổng số vốn đầu tư 376,160 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương và ODA là 319,736 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương là 56,424 tỷ đồng. Quy mô của Dự án xây mới lưới điện cấp cho 211 thôn, bản với số hộ dân được cấp điện là 7.474 hộ.

Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, vốn ngân sách Trung ương và ODA cấp cho tỉnh để thực hiện Dự án mới được 65 tỷ đồng. Do đó, địa phương mới đầu tư cấp điện cho 29 thôn, bản và sẽ đầu tư hoàn thành đường điện cấp cho 20 xóm trong năm 2018-2019. Như vậy, nếu đạt tiến độ này thì kế hoạch cấp điện lưới quốc gia cho các thôn bản vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cao Bằng mới đạt được 23,2% (49/211 xóm).

Ngày 12/10/2017, UBND tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt Quyết định điều chỉnh Quyết định số 654/QĐ-UBND, đổi tên Dự án là “Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Cao Bằng sử dụng vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2013-2020”. Theo đó, phạm vi cấp điện được điều chỉnh giảm từ 211 thôn/bản xuống còn 57 thôn/bản thuộc 12 xã của 5 huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Phục Hòa.

Mặc dù đã điều chỉnh phạm vi Dự án cấp điện nhưng đến thời điểm này, việc đưa điện lưới về các thôn bản vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cao Bằng vẫn tiếp tục chờ bởi chưa có vốn. Cũng vì thế mà UBND tỉnh Cao Bằng đã đề nghị các huyện xem xét đầu tư kéo điện cho các xóm chưa có điện bằng các nguồn vốn từ Chương trình 30a, 135, Chương trình xây dựng NTM, các Chương trình mục tiêu của Chính phủ, của các bộ, ngành được triển khai trên địa bàn. Từ các nguồn vốn này, UBND các huyện có thể ưu tiên bố trí đầu tư xây dựng đường điện cho các hộ chưa có điện.

TÙNG NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.