Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Thổ cẩm dân tộc Dao trên đường hòa nhập thị trường

PV - 08:00, 13/01/2018

Tại xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng)-một xã vùng III có 90% hộ dân tộc Dao sinh sống hiện vẫn bảo tồn khá tốt nghề dệt vải, thêu thùa, may vá bằng phương pháp thủ công truyền thống.

Những người phụ nữ Dao Tiền có đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú đã làm nên những sản phẩm thổ cẩm độc đáo. Những người phụ nữ Dao Tiền có đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú đã làm nên những sản phẩm thổ cẩm độc đáo.

 

Ngoài làm nông nghiệp, những lúc nông nhàn hay lúc lên nương, đi chợ... phụ nữ Dao ở Hoa Thám lại chăm chỉ quay sợi, xe tơ, dệt vải, làm ra những bộ quần áo, váy với nhiều màu sắc cầu kỳ bắt mắt, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Chị Lý Thị Mai, xóm Thang Cỏng, xã Hoa Thám chia sẻ: Trong các sản phẩm thêu, khó nhất là bộ quần áo dân tộc Dao, người thợ phải thêu liên tục trong vòng một năm mới xong; còn thêu cái quấn chân cũng mất gần 2 tháng mới hoàn thành. Trên trang phục của người Dao thường thêu các hoa văn hình trám, hình con chó, hình nhện... và thêu hoa ở 2 bên phía sau, thể hiện cuộc sống ấm no, vui tươi và sung túc. Những hoa văn chủ đạo phản ánh tình yêu với thiên nhiên, cây cỏ.

Họa tiết hình tròn được dùng một ống đồng tròn để in sáp ong lên Họa tiết hình tròn được dùng một ống đồng tròn để in sáp ong lên
Đồng bào Dao Tiền sử dụng kỹ thuật thêu luồn sợi và vắt chỉ để tạo ra những họa tiết, hoa văn theo trí tưởng tượng. Đồng bào Dao Tiền sử dụng kỹ thuật thêu luồn sợi và vắt chỉ để tạo ra những họa tiết, hoa văn theo trí tưởng tượng.
Những họa tiết dân tộc Dao Tiền được thêu phối màu nền nã trên nền vải lanh. Những họa tiết dân tộc Dao Tiền được thêu phối màu nền nã trên nền vải lanh.

 

Từ năm 2012, được Trung tâm Phát triển cộng đồng Cao Bằng (DECEN) cùng Công ty TNHH một thành viên Đại An hỗ trợ kinh phí, Tổ Sản xuất thêu thổ cẩm dân tộc Dao tại xóm Nà Chắn-Thang Cỏng, xã Hoa Thám được thành lập với 17 thành viên tham gia. Tổ được hỗ trợ 50% kinh phí để mua 4 máy khâu, 1 máy vắt sổ, 1 bàn là và 20 triệu đồng để mua nguyên vật liệu vải đay, chỉ thêu,... Đồng thời, được tập huấn về cách xây dựng kế hoạch sản xuất, những mẫu mã sản phẩm hàng hóa mới như: quần áo dân tộc, vỏ gối, khăn trải bàn, tranh treo tường, túi thơm, khăn tay, túi trầu, khăn chùm đầu của dân tộc Dao...

Từ năm 2012 đến nay, Tổ sản xuất đã thêu hơn 500 sản phẩm, mỗi sản phẩm có giá từ 15 nghìn-10 triệu đồng. Ngoài cung cấp cho một số cửa hàng bán sản phẩm thổ cẩm tại TP. Cao Bằng và Thủ đô Hà Nội, hằng năm, cứ đến ngày 11/11, Tổ cử 1 hoặc 2 người đi cùng với Trung tâm Phát triển cộng đồng Cao Bằng mang sản phẩm đi bán tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội...  được Trung tâm Phát triển Cộng đồng hỗ trợ tiền xe, thuê quầy hàng để chào bán sản phẩm.

Từ việc bảo tồn, phát triển nghề dệt truyền thống của dân tộc, chị em phụ nữ Dao ở Hoa Thám đã có thu nhập bình quân từ 1 triệu-1,5 triệu đồng/tháng. Hiện nay, Trung tâm Phát triển Cộng đồng đang tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Tổ sản xuất thêu thổ cẩm xây dựng thương hiệu, tìm thị trường rộng lớn cho sản phẩm, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và nâng cao thu nhập cho bà con.

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.