Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Thoát nghèo nhờ chuối tiến vua

PV - 21:16, 30/01/2018

Cây chuối vốn đã gắn liền với người dân Bắc Quang (Hà Giang) từ nhiều năm nay, trở thành kinh tế chủ lực của người nông dân. Được thiên nhiên ban tặng điều kiện khí hậu cùng thổ nhưỡng phù hợp, chuối tiến vua Bắc Quang đang ngày càng được thị trường ưa chuộng.

Đến thăm vườn chuối 1,5ha của ông Vũ Văn Tĩnh, thôn Tân Tấu, xã Tam Thành, người đầu tiên đem giống chuối tiến vua về trồng ở Bắc Quang, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, ngưỡng mộ về ông. Nhờ có chuối tiến vua, từ một hộ khó khăn, ông Tĩnh đã vươn lên thoát nghèo, có kinh tế ổn định.

[caption id="attachment_3985" align="alignnone" width="856"]

Chuối tiến vua dễ trồng vì vậy giảm tối đa chi phí đầu tư và với công sức lao động. Chuối tiến vua dễ trồng vì vậy giảm tối đa chi phí đầu tư và với công sức lao động.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn chuối của mình, ông Tĩnh kể, quê ông vốn ở Hải Dương, nhưng lên Hà Giang xây dựng kinh tế mới, được phân công về công tác tại Công ty Lâm nghiệp Cầu Han (Bắc Quang). Sau khi được nghỉ chế độ, ông quyết định ở lại Bắc Quang để lập nghiệp. Khoảng thời gian đầu kinh tế gia đình khá khó khăn, nguồn thu chủ yếu chỉ dựa vào trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ trên mảnh đất của gia đình. Trong một lần về quê, ông đã mang giống chuối tiến vua lên trồng ở Hà Giang. “Lúc đầu tôi chỉ trồng với mục đích để ăn, sau đó cây ra nhiều quả và rất đẹp, tôi mang ra cạnh quốc lộ 2 bán để kiếm thêm thu nhập, lần nào bày chuối ra là bán hết sạch lần đó” ông Tĩnh cười nói.

Thấy được nguồn lợi to lớn từ chuối tiến vua, năm 2015 ông Tĩnh quyết định cải tạo lại đất với diện tích 1,5ha để trồng chuối. Theo ông Tĩnh, chuối tiến vua không phải là loại cây trồng mới, nhưng ở Hà Giang chưa được trồng nhiều để làm kinh tế. Những sườn đồi cao ráo ở Hà Giang, rất phù hợp để cây chuối phát triển. Bên cạnh đó, chuối rất dễ trồng và nhanh cho thu hoạch, chỉ khoảng 8 tháng sau khi trồng thì chuối bắt đầu ra quả. Vốn đầu tư cho trồng chuối rất ít, lại không phải chăm sóc kỹ càng như các loại cây ăn quả khác, nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí và công sức lao động.

Vườn chuối của ông Tĩnh hiện nay có trên 100 gốc, tỷ lệ ra buồng đạt gần 100%, cây sinh trưởng tốt, quả to, mỗi buồng chuối bình quân cho 6 đến 8 nải. Mỗi nải chuối có giá khoảng từ 20 đến 50 nghìn đồng tùy mẫu mã và mùa vụ. Ông Tĩnh nhẩm tính: “mỗi năm gia đình tôi thu hoạch khoảng 700 nải, bán với giá 150 đến 200 nghìn đồng 1 buồng cũng cho thu nhập hàng năm khoảng hơn 100 triệu đồng”.

Ông Trương Chí Hà, Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết, qua đánh giá bước đầu, việc trồng chuối tiến Vua tự phát của gia đình ông Tĩnh đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của xã, cây phát triển nhanh, đem lại thu nhập đáng kể. Nhìn chung trồng chuối khâu chăm sóc rất thuận tiện và chi phí cũng nhẹ hơn, chỉ trồng năm đầu, qua năm thứ 2 về sau cho thu hoạch 7, 8 năm, 10 năm chuối mới kém năng suất.

“Trước thành công của gia đình ông Tĩnh, cơ quan chuyên môn của huyện đã đến thăm quan và sẽ có sự hỗ trợ, tư vấn cho gia đình; nếu cây chuối vẫn phát huy được hiệu quả như các đợt thu hoạch vừa rồi, chúng tôi sẽ khuyến khích bà con nên nhân rộng” vị Chủ tịch xã Tân Thành nói.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.