Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thoát nghèo nhờ nguồn lực tập trung cho “vùng lõi'

PV - 14:33, 10/01/2018

Từ năm 1998 đến nay, trải qua 4 lần phân định khu vực DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, tỉnh Sóc Trăng có tất cả 54 xã ĐBKK có đồng bào Khmer sinh sống được thụ hưởng Chương trình 135. Hiện 54 xã đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu Chương trình đề ra.

 Trường Phổ thông dân tộc nội trú cụm xã Xín Mần, huyện Xín Mần (Hà Giang) được đầu tư nhờ CT 135. Ảnh: L.S Trường Phổ thông dân tộc nội trú cụm xã Xín Mần, huyện Xín Mần (Hà Giang) được đầu tư nhờ CT 135. Ảnh: L.S

 

Theo ông Lý Bình Cang, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, thực hiện 3 giai đoạn của Chương trình 135, ở 54 xã ĐBKK của tỉnh đã có gần 1.280 công trình đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ… được đầu tư xây dựng, với tổng số vốn đầu tư gần 810 tỷ đồng. Để hỗ trợ nâng cao đời sống người Khmer, tỉnh còn thực hiện tốt chính sách nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ nghèo đang gặp khó khăn với tổng kinh phí hơn 252 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 134.

Ngoài ra, còn nhiều chương trình khác như hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, vốn, con giống, cây trồng, vật nuôi… cho đồng bào phát triển sản xuất. Đặc biệt, chương trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi hàng chục nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò, trồng rau màu… đã giúp những hộ Khmer nghèo đạt hiệu quả kinh tế cao.

Điển hình là xã Tài Văn, huyện Trần Đề phát triển Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Evergrowth chuyên nuôi bò sữa. HTX có gần 400 hộ xã viên, trước đây đều là hộ nghèo. Hiện HTX chăn nuôi hơn 4.700 con bò sữa, sản lượng sữa đạt 16 tấn/ngày, cho thu nhập khoảng từ 40 đến 45 triệu đồng/con/năm; tất cả các xã viên đều đã thoát nghèo.

Có thể khẳng định, các chương trình, dự án đã và đang phát huy hiệu quả, tạo nên những chuyển biến tích cực của tỉnh Sóc Trăng nói chung, vùng đồng bào Khmer nói riêng. Hiện tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer của tỉnh giảm xuống chỉ còn 22,97% (tiêu chí mới) và không còn hộ thiếu đói.

Tùng Nguyên

Tin cùng chuyên mục
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.