Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

PV - 15:38, 28/12/2018

Những năm qua, tỉnh An Giang đã triển khai nhiều chương trình, dự án, chính sách của Nhà nước nhằm giúp đồng bào Khmer có cơ hội phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong đó, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ được NHCSXH triển khai thực hiện có ý nghĩa quan trọng.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, cuộc sống gia đình ông Chau Sôm Hiệp, dân tộc Khmer, ở ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn ngày càng ổn định hơn. Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, cuộc sống gia đình ông Chau Sôm Hiệp, dân tộc Khmer, ở ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn ngày càng ổn định hơn.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh An Giang cho biết: An Giang là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc Khmer còn cao so với mặt bằng chung trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, NHCSXH tỉnh đang thực hiện tất cả 16 chương trình tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đặc biệt, có 3 chương trình chỉ dành riêng cho hộ đồng bào DTTS. Từ nguồn vốn của Chính phủ, thông qua NHCSXH, nhiều hộ đã thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình ông Chau Sôm Hiệp, dân tộc Khmer, ở ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn (An Giang) là một trong những điển hình về vay vốn tín dụng chính sách và đã thoát nghèo. Ông Hiệp chia sẻ: Trước đây, khi chưa được vay vốn từ NHCSXH huyện, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế và nguồn nước sạch. Năm 2016, gia đình ông được vay vốn 30 triệu đồng từ chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, ông đã đầu tư nuôi bò, cải tạo ao cá và 12 triệu đồng từ Chương trình Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn để làm bể nước và công trình vệ sinh. Từ 1 con bò ban đầu, đến nay, trong chuồng bò của gia đình ông lúc nào cũng có 3 con bò sinh sản; mỗi năm gia đình xuất chuồng 2 con bò con, lãi hơn 60 triệu đồng. Nhờ chăn nuôi có hiệu quả, gia đình ông đã cất được nhà mới khang trang, mua được xe máy và nhiều vật dụng khác trong gia đình.

Cũng nhờ vốn vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH, gia đình chị Neàng Bon, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn mới có điều kiện để cải tạo vườn trồng cây ăn quả, rau màu và làm nghề nấu đường thốt nốt để phát triển kinh tế. Từ hộ nghèo, đến nay, gia đình chị đã vươn lên có thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình từng bước được cải thiện.

Theo báo cáo, tính đến ngày hết tháng 11/2018, tổng dư nợ của các chương trình cho vay trên địa bàn tỉnh An Giang là 2.918 tỷ đồng, với 164.810 khách hàng vay; trong đó, dư nợ cho vay đối với đồng bào DTTS là 236 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,08% tổng dư nợ toàn chi nhánh (trong đó, hộ đồng bào Khmer có dư nợ 218 tỷ đồng, chiếm 7,47% tổng dư nợ).

Để phát huy hiệu quả vốn vay, NHCSXH tỉnh đã tập trung xây dựng mạng lưới Điểm giao dịch xã và tổ chức hoạt động của Tổ giao dịch xã để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 156/156 điểm giao dịch tại các xã phường thị trấn đã được NHCSXH tỉnh thiết lập nhằm tạo điều kiện, tiết giảm các chi phí giao dịch của người vay, nhất là hộ DTTS ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, đồng thời, thực hiện dân chủ, công khai việc cho vay vốn tín dụng cơ sở.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh An Giang, để phát huy hơn nữa hiệu quả vốn tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là hộ đồng bào DTTS, Ngân hàng sẽ đẩy mạnh việc phối hợp hơn nữa với chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc các cấp làm tốt việc bình xét hộ nghèo để cho vay vốn, tạo sự công bằng trong thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo. Phối hợp với các cơ quan như khuyến nông, khuyến ngư, trung tâm giáo dục nghề nghiệp để hướng dẫn tổ chức sản xuất, chuyển giao khoa học-kỹ thuật, tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện của địa phương, đầu tư đủ vốn để người lao động phát triển sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.

MAI HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.